Alpha tocopheryl acetate

Alphatocopheryl acetate là gì?

  • Vitamin E là một thuật ngữ chung để chỉ một số các hợp chất thiên nhiên và tổng hợp. Nhóm chất quan trọng nhất là tocopherol, trong đó alpha tocopherol có hoạt tính mạnh nhất, được sử dụng trong điều trị. Nhóm hợp chất khác có hoạt tính vitamin E là các tocotrienol.

----------------------------------------------------

Chỉ định

  • Điều trị và dự phòng thiếu vitamin E (chủ yếu là do bệnh lý: Trẻ em bị xơ nang tuyến tụy hoặc kém hấp thu mỡ do teo đường dẫn mật hoặc thiếu betalipoprotein huyết, trẻ sơ sinh thiếu tháng rất nhẹ cân khi sinh hoặc do chế độ ăn thiếu vitamin E).

Tương tác với các thuốc khác

  • Vitamin E hoặc dạng chuyển hoá làm giảm hiệu quả của vitamin K và làm tăng hiệu quả của thuốc chống đông máu.
  • Dùng đồng thời vitamin E và acid acetylsalicylic có nguy cơ gây chảy máu.
  • Vitamin E có thể làm tăng hấp thu, sử dụng và dự trữ vitamin A. Vitamin E bảo vệ vitamin A khỏi bị thoái hóa do oxy hóa làm cho nồng độ vitamin A trong tế bào tăng lên; vitamin E cũng bảo vệ chống lại tác dụng của chứng thừa vitamin A.
  • Vitamin E liều trên 10 đvqt/kg có thể làm chậm đáp ứng của việc điều trị sắt ở trẻ em bị thiếu máu thiếu sắt. Trẻ sơ sinh nhẹ cân được bổ sung sắt có thể làm tăng thiếu máu tan máu do thiếu hụt vitamin E.
  • Sử dụng quá thừa dầu khoáng có thể làm giảm hấp thu vitamin E. Colestyramin, colestipol, orlistat có thể cản trở hấp thu vitamin E. Do đó, nên sử dụng cách nhau ít nhất 2 giờ.
  • Vitamin E có thể làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối ở bệnh nhân dùng oestrogen.

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với vitamin E hoặc với các thành phần khác của thuốc.

Liều lượng & cách dùng

  • Liều dùng
    • Người lớn
      • Điều trị thiếu hụt vitamin E: 60 - 70 đơn vị quốc tế (đvqt)/ngày.
      • Phòng thiếu hụt vitamin E: 30 đvqt/ngày.
      • Xơ nang tuyến tụy: 100 - 200 mg dl-alpha tocopheryl acetat hoặc khoảng 67 - 135 mg d-alpha tocopherol.
      • Bệnh thiếu betalipoprotein - máu: 50 - 100 mg dl-alpha tocopheryl acetat/kg hoặc 33 - 67 mg d-alpha tocopherol/kg.
      • Bệnh thiếu máu beta-thalassemia: Uống: 750 đvqt/ngày. 
      • Bệnh tế bào hồng cầu hình liềm: Uống: 450 đvqt/ngày.
    • Trẻ em
      • Điều trị thiếu hụt vitamin E:
        • Ở trẻ sơ sinh thiếu tháng nhẹ cân: 25 - 50 đvqt/ngày, đạt được nồng độ bình thường trong vòng 1 tuần.
        • Ở trẻ em thiếu hụt vitamin E do hội chứng kém hấp thu: Uống vitamin E dạng phân tán trong nước với liều 1 đvqt/kg hàng ngày đến khi nồng độ tocopherol huyết tương tăng lên đến giới hạn bình thường và duy trì nồng độ bình thường trong vòng 2 tháng.
        • Phòng thiếu hụt vitamin E: Ở trẻ sơ sinh nhẹ cân, liều vitamin E là 5 đvqt/ngày trong vài tuần đầu sau khi sinh. Nồng độ tocopherol huyết tương nên được kiểm soát.
        • Dự phòng bệnh võng mạc mắt ở trẻ sơ sinh thiếu tháng hoặc loạn sản phế quản phổi thứ phát sau liệu pháp oxy: 15 - 30 đvqt/kg (10 - 20 mg alphatocopherol/kg) mỗi ngày để duy trì nồng độ tocopherol huyết tương giữa 1,5 - 2 microgam/ml (không khuyến cáo).
        • Bệnh thiếu betalipoprotein - máu: 50 - 100 mg dl-alpha tocopheryl acetat/kg hoặc 33 - 67 mg d-alpha tocopherol/kg.
        • Trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin E thứ phát sau ứ mật mạn tính có thể được điều trị với liều 150-200 mg/kg/ngày.
  • Cách dùng
    • Vitamin E nên dùng qua đường uống. Nếu không uống được hoặc hấp thu kém, có thể tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.

Tác dụng phụ

  • Vitamin E thường dung nạp tốt. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng liều cao, kéo dài, tiêm tĩnh mạch, nhất là khi dùng cho trẻ sinh non, nhẹ cân lúc mới sinh.
  • Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng vitamin E bao gồm: Đau đầu, chóng mặt, mờ mắt. Buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột hoại tử. Bất thường ở tuyến sinh dục, đau nhức vú, tăng cholesterol và triglycerid huyết thanh, giảm thyroxin và triiodothyronin huyết thanh. Creatin niệu, tăng creatin kinase huyết thanh, tăng estrogen và androgen trong nước tiểu. Phát ban, viêm da, mệt mỏi, viêm tĩnh mạch huyết khối.

Lưu ý

  • Lưu ý chung
    • Tỷ lệ viêm ruột hoại tử cần được chú ý khi điều trị vitamin E cho trẻ sơ sinh thiếu tháng có cân nặng dưới 1,5 kg.
    • Liều cao vitamin E được báo cáo là có khuynh hướng gây chảy máu ở bệnh nhân thiếu hụt vitamin K hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu. Hội chứng giảm tiểu cầu, chứng gan to, lách to, cổ chướng và gây độc cho gan, thận, phổi xuất hiện ở một số trẻ sơ sinh thiếu tháng khi tiêm tĩnh mạch thuốc tiêm dl-alpha tocopheryl acetat trong dung dịch polysorbat 20 và 80, nguyên nhân chưa được xác định rõ ràng.
    • Cần thận trọng khi điều trị và cần lưu ý liều cao vitamin E trên 400 đvqt/ngày hoặc cao hơn ở những người bị bệnh mãn tính có liên quan đến sự tăng lên của tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.
  • Lưu ý với phụ nữ có thai
    • Ở người mẹ có chế độ dinh dưỡng tốt, lượng vitamin E có trong thức ăn là đủ và không cần bổ sung. Nếu chế độ ăn kém, nên bổ sung cho đủ nhu cầu hàng ngày khi có thai.
  • Lưu ý với phụ nữ cho con bú
    • Vitamin E có thể phân bố vào sữa mẹ. Sữa người có lượng vitamin E cao gấp 5 lần sữa bò và có hiệu quả hơn trong việc duy trì đủ lượng vitamin E trong huyết thanh cho trẻ đến 1 năm tuổi.
    • Nhu cầu vitamin E hàng ngày trong khi cho con bú là 19 mg. Chỉ cần bổ sung cho mẹ khi thực đơn không cung cấp đủ lượng vitamin E cần cho nhu cầu hàng ngày.
  • Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc
    • Chóng mặt, mờ mắt là một trong những tác dụng không mong muốn của thuốc, bệnh nhân cần lưu ý khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Quá liều

  • Quá liều và xử trí
    • Quá liều và độc tính
    • Rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, tiêu chảy.
  • Cách xử lý khi quá liều
    • Hầu hết những triệu chứng trên sẽ nhanh chóng biến mất khi ngừng sử dụng thuốc.

Quên liều và xử trí

  • Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ