Aminophylin
Aminophylin là gì?
- Aminophylin là thuốc giãn phế quản có hiệu lực trong hen.
----------------------------------------------------
Công dụng
- Cơn hen nặng không đáp ứng với thuốc cường beta2 dạng hít; cơn ngừng thở ở trẻ thiếu tháng.
Liều dùng - Cách dùng
- Cơn hen nặng cấp tính (nếu trước đó không điều trị bằng theophylin và các xanthin khác):
- Tiêm tĩnh mạch rất chậm (trong vòng 20 - 30 phút): Người lớn và trẻ em: 5 mg/kg.
- Duy trì bằng truyền tĩnh mạch: Người lớn: 500 microgam/kg/giờ; trẻ em 6 tháng - 10 tuổi: 1 mg/kg/giờ; 10 - 16 tuổi: 700 - 800 microgam/kg/giờ.
- Nếu đã dùng theophylin và các xanthin khác trong vòng 24 giờ trước đó: Cần xác định nồng độ theophylin huyết thanh và tính liều khởi đầu (trung bình 600 microgam/kg aminophylin đường tiêm làm nồng độ theophylin huyết tăng 1 microgam/ml).
- Cơn ngừng thở ở trẻ thiếu tháng: Tiêm tĩnh mạch rất chậm (trong vòng 20 - 30 phút): 6 mg/kg. Duy trì: 2,5 mg/kg, hoặc 3,5 mg/kg nếu cần, cách 12 giờ một lần. Điều chỉnh theo nồng độ theophylin trong máu.
Chống chỉ định
- Quá mẫn với xanthin; bệnh loét dạ dày - tá tràng tiến triển; động kinh không kiểm soát được.
- Mẫn cảm với ethylendiamin.
Lưu ý khi sử dụng
- Bệnh tim; tăng huyết áp; tăng nhãn áp; cường giáp; tiền sử loét dạ dày; đái tháo đường; động kinh; giảm oxygen máu nặng; người hút thuốc lá, uống rượu có thể cần liều lớn hơn hoặc nhiều lần hơn; người suy tim, xơ gan, nhiễm virus, suy gan, người cao tuổi, đang bị sốt cần phải giảm liều và theo dõi nồng độ theophylin huyết thanh
Tác dụng không mong muốn
- Nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim, hạ huyết áp; tăng đường huyết; tình trạng kích thích, bồn chồn; buồn nôn; nôn, kích ứng đường tiêu hóa; rối loạn điện giải; nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ; co giật, run; phản ứng dị ứng., đặc biệt người dị ứng với ethylendiamin (một thành phần của aminophylin) gây ban đỏ, mày đay, viêm da tróc vẩy.
- Tiêm, truyền tĩnh mạch aminophylin quá nhanh có thể gây buồn nôn, nôn, loạn nhịp hoặc co giật. Tiêm tĩnh mạch aminophylin cho người bệnh đã dùng theophylin uống có thể gây loạn nhịp tim, dẫn đến tử vong.
Tác dụng thuốc khác
- Cimetidin: Tăng nồng độ aminophylin trong huyết tương.
- Ciprofloxacin: Tăng nồng độ aminophylin trong huyết tương.
- Erythromycin: Có thể tăng nồng độ aminophylin trong huyết tương. Aminophylin có thể giảm hấp thu erythromycin dạng uống.
- Fluconazol: Tăng nồng độ aminophylin trong huyết tương.
- Ketoconazol: Tăng nồng độ aminophylin trong huyết tương.
- Kháng sinh nhóm quinolon: Có thể tăng nguy cơ co giật.
- Norfloxacin: Tăng nồng độ aminophylin trong huyết tương.
- Phenobarbital: Giảm hiệu quả aminophylin.
- Phenytoin: Giảm nồng độ cả hai thuốc.
- Ritonavir: Giảm nồng độ aminophylin trong huyết tương.
- Thuốc chẹn kênh calci: Tăng nồng độ aminophylin trong huyết tương.
- Verapamil: Tăng nồng độ aminophylin trong huyết tương
Phụ nữ có thai và cho con bú
- Thời kỳ mang thai
- Thuốc dạng hít có thể sử dụng ở phụ nữ mang thai do dạng hít ít phơi nhiễm thuốc trên thai.
- Thời kỳ cho con bú
- Thuốc có mặt trong sữa - khuyến cáo sử dụng dạng giải phóng chậm.