Ammonium chlorid
Ammonium chlorid là gì?
- Ammonium chloride hay gọi tắt là Amoni clorid được xếp vào nhóm hoạt chất bổ sung điện giải và long đờm với công thức hóa học NH₄Cl. Đây là một muối tinh thể màu trắng tan mạnh trong nước.
----------------------------------------------------
Chỉ định của Ammonium chloride
- Điều trị tình trạng giảm clo huyết hoặc nhiễm kiềm chuyển hóa.
- Giảm ho.
Chống chỉ định Ammonium chloride
- Ammonium chloride chống chỉ định cho bệnh nhân rối loạn chức năng gan hoặc thận nghiêm trọng.
- Không nên dùng khi bệnh nhân có kiềm chuyển hóa do nôn axit hydrochloric kèm theo tình trạng mất natri (do tăng bài tiết natri bicarbonat qua nước tiểu)
- Chống chỉ định với người nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Thận trọng khi dùng Ammonium chloride
- Bệnh nhân suy gan: Có thể làm tăng nồng độ amoniac dẫn đến bệnh não nặng hơn; chống chỉ định sử dụng ở người suy gan nặng.
- Bệnh nhân suy thận: Có thể dẫn đến tăng sự hình thành urê dẫn đến các triệu chứng tăng urê huyết; chống chỉ định sử dụng ở người suy thận nặng.
- Bệnh đường hô hấp: Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân nhiễm toan hô hấp nguyên phát hoặc suy giảm chức năng phổi.
- Tiêm tĩnh mạch nhanh có thể gây kích ứng tại chỗ tiêm các phản ứng phụ, nên truyền tĩnh mạch chậm.
Thai kỳ
- Thời kỳ mang thai
- Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật chưa được thực hiện. Người ta cũng không biết liệu ammonium chloride có thể gây hại cho thai nhi khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không. Ammonium chloride chỉ nên dùng cho phụ nữ có thai khi thật cần thiết.
- Thời kỳ cho con bú
- Nguy cơ đối với trẻ bú mẹ chưa được loại trừ.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
- Không xác định tần suất
- Khi truyền nhanh: Hôn mê, lú lẫn, co giật.
- Truyền thể tích lớn: Tăng thể tích máu.
- Phản ứng tại chỗ tiêm: Thoát mạch, nhiễm trùng, viêm tĩnh mạch, đau, huyết khối.
- Sốt, rối loạn nhịp tim.
- Dạng uống: Nôn, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.
Liều lượng và cách dùng Ammonium chloride
- Người lớn
- Liều dùng thuốc Amoni clorua điều trị tình trạng giảm clo huyết hoặc nhiễm kiềm chuyển hóa
- Truyền tĩnh mạch chậm để tránh kích ứng tại chỗ và tác dụng phụ. Tốc độ truyền không được vượt quá 5 mL / phút ở người lớn. Một số quy trình khuyến cáo nên truyền theo liều tính toán trong 12 đến 24 giờ.
- Các phương trình sau đây cho các phương pháp hiệu chỉnh khác nhau, ước tính dựa trên sự thiếu hụt clorua trong cơ thể hoặc lượng dư thừa bicarbonate (HCO3-). Các phương trình này sẽ đưa ra các liều lượng khác nhau của ammonium chloride (NH4Cl).
- Liều của NH4Cl (mEq) thông qua phương pháp ước tính dựa trên sự thiếu hụt clorua (giảm clo huyết):
- Liều của NH4Cl (mEq) = [0,2 L / kg x trọng lượng cơ thể (kg)] x [103 - clorua huyết thanh]; dùng 50% liều tính toán trong 12 đến 24 giờ hoặc toàn bộ liều tính toán trong 12 đến 24 giờ, sau đó đánh giá lại.
- Lưu ý: 0,2 L / kg là thể tích phân bố clorua ước tính và 103 là nồng độ clorua huyết thanh bình thường trung bình (mEq / L).
- Liều của NH4Cl (mEq) thông qua phương pháp ước tính dựa trên sự dư bicacbonat (nhiễm kiềm chuyển hóa, giảm clo máu kháng trị):
- Liều của NH4Cl (mEq) = [0,5 L / kg x trọng lượng cơ thể (kg)] x (HCO3- huyết thanh - 24); dùng 50% liều trong 12 đến 24 giờ, sau đó đánh giá lại.
- Lưu ý: 0,5 L / kg là thể tích phân bố bicarbonat ước tính và 24 là nồng độ bicarbonat huyết thanh bình thường trung bình (mEq / L).
- Liều dùng thuốc Amoni clorua điều trị giảm ho: 10 ml mỗi 3 - 4 lần / ngày.
- Liều dùng thuốc Amoni clorua điều trị tình trạng giảm clo huyết hoặc nhiễm kiềm chuyển hóa
- Trẻ em
- Phải được pha loãng trước khi dùng; truyền tĩnh mạch chậm để tránh kích ứng tại chỗ và tác dụng phụ. Truyền hơn 3 giờ; tốc độ truyền tối đa: 1 mEq / kg / giờ.
- Các phương trình sau đây cho các phương pháp hiệu chỉnh khác nhau, ước tính dựa trên sự thiếu hụt clorua trong cơ thể, lượng dư thừa bicarbonate (HCO3-) hoặc lượng dư thừa base. Các phương trình này sẽ đưa ra các yêu cầu khác nhau của ammonium chloride (NH4Cl). Dùng từ 1/2 - 2/3 liều tính được, sau đó đánh giá lại.
- Đường tiêm:
- Liều của NH4Cl (mEq) thông qua phương pháp ước tính sự thiếu hụt clorua (giảm clo huyết):
- Liều của NH4Cl (mEq) = [0,2 L / kg x trọng lượng cơ thể (kg)] x [103 - clorua huyết thanh];
- Liều của NH4Cl (mEq) thông qua phương pháp ước tính sự dư bicacbonat (nhiễm kiềm chuyển hóa, giảm clo máu kháng trị):
- Liều của NH4Cl (mEq) = [0,5 L / kg x trọng lượng cơ thể (kg)] x (HCO3- huyết thanh - 24).
- Liều của NH4Cl (mEq) thông qua phương pháp ước tính sự dư base:
- Liều của NH4Cl (mEq) = [0,3 L / kg x trọng lượng cơ thể (kg)] x lượng base dư.
- Đường uống (dạng đường tiêm được sử dụng để uống, dữ liệu còn hạn chế):
- Tính liều theo phương trình (xem phần trước) và điều chỉnh liều dựa trên đáp ứng; trong một số trường hợp có thể cần dùng đến 4 lần mỗi ngày.
- Do có sự khác biệt về sinh khả dụng giữa đường uống và đường tiêm IV, có thể cần dùng liều uống cao hơn so với tính toán; giám sát chặt chẽ các chỉ số xét nghiệm.
- Liều dùng thuốc Amoni clorua điều trị giảm ho ở trẻ em
- Trẻ trên 12 tuổi: 10 ml mỗi 3 - 4 lần / ngày
- Trẻ em dưới 12 tuổi: không khuyến cáo
- Đối tượng khác
- Liều dùng thuốc Amoni clorua điều trị tình trạng giảm clo huyết hoặc nhiễm kiềm chuyển hóa.
- Bệnh nhân suy thận:
- Suy thận nhẹ đến trung bình: Không cần điều chỉnh liều; sử dụng thận trọng.
- Suy thận nặng: Chống chỉ định sử dụng.
- Bệnh nhân suy gan:
- Suy gan nhẹ đến trung bình: Không cần điều chỉnh liều; sử dụng thận trọng.
- Suy gan nặng: Chống chỉ định sử dụng.
- Bệnh nhân cao tuổi: Tham khảo liều người lớn.
- Liều dùng thuốc Amoni clorua điều trị giảm ho
- Bệnh nhân cao tuổi: Tham khảo liều người lớn.
Quá liều và xử trí quá liều
- Quá liều và độc tính
- Quá liều Ammonium chloride có thể dẫn đến nhiễm toan chuyển hóa ở mức độ nghiêm trọng, mất định hướng, lú lẫn và hôn mê.
- Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc khác của Ammonium chloride bao gồm xanh xao, toát mồ hôi, thay đổi nhịp thở, nhịp tim chậm, loạn nhịp tim, nôn khan, khát, đau đầu, buồn ngủ, tăng thông khí, giật cơ, co giật và hôn mê.
- Cách xử lý khi quá liều
- Nếu nhiễm toan chuyển hóa xảy ra sau khi dùng quá liều, việc sử dụng dung dịch kiềm hóa như natri bicacbonat hoặc natri lactat sẽ giúp điều chỉnh tình trạng nhiễm toan.
- Điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.
Tương tác với các thuốc khác
- Acyclovir có thể làm giảm tốc độ bài tiết của Ammonium chloride, điều này có thể dẫn đến tăng nồng độ trong huyết thanh cao hơn.
- Ammonium chloride có thể làm giảm nồng độ trong huyết thanh của Amantadine.
- Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của tình trạng tăng kali máu có thể tăng lên khi Amiodaron được kết hợp với Ammonium chloride.
- Ammonium chloride có thể làm giảm nồng độ trong huyết thanh của Amphetamine. Tác dụng này có thể do tăng cường bài tiết amphetamine trong nước tiểu
- Amphotericin B có thể làm giảm tốc độ bài tiết của Ammonium chloride, điều này có thể dẫn đến nồng độ thuốc trong huyết thanh cao hơn.
- Ammonium chloride có thể làm tăng nồng độ trong huyết thanh của Chlorprpamide.
- Ammonium chloride có thể làm giảm nồng độ trong huyết thanh của Mecamylamine.
- Thuốc lợi tiểu tiết kiệm Kali có thể làm tăng tác dụng phụ / độc hại của Ammonium chloride. Cụ thể là nguy cơ nhiễm toan toàn thân.
- Ammonium chloride có thể làm tăng nồng độ trong huyết thanh của Salicylat.
- Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem.