Aripegis

Aripegis là gì?

  • Aripegis có chứa thành phần chính là Aripiprazole 10mg, hoạt chất này có khả năng điều chỉnh nồng độ Dopamine và Serotonin trong não.

----------------------------------------------------

Chỉ định

  • Aripegis thường được chỉ định trong những trường hợp sau:
    • Bệnh nhân mắc chứng tâm thần phân liệt hoặc rối loạn lưỡng cực.
    • Sử dụng trong hỗ trợ điều trị trong rối loạn trầm cảm chủ yếu.
    • Sử dụng trong hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tự kỷ.
    • Điều trị bệnh nhân mắc hội chứng Tourette.

Chống chỉ định

  • Aripegis chống chỉ định với bệnh nhân quá mẫn với Aripiprazole hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Liều lượng và cách dùng

  • Aripegis là thuốc được sử dụng qua đường uống với liều dùng tham khảo như sau:
    • Sử dụng Aripegis cho bệnh nhân mắc tâm thần phân liệt
      • Liều dùng Aripegis thông thường: Từ 10-15mg/ ngày, dùng 1 lần và không thực hiện tăng liều trước 2 tuần vì đây là thời gian cần để cơ thể cân bằng trạng thái ổn định.
    • Liều dùng Aripegis ở các đối tượng đặc biệt:
      • Sử dụng chung với thuốc ức chế CYP3A4: Khi dùng Aripegis chung với thuốc ketoconazole thì cần giảm liều Aripegis xuống còn nửa liều thường dùng và có thể tăng liều trở lại khi ngưng chất ức chế CYP3A4.
      • Sử dụng chung với thuốc ức chế CYP2D6: Khi dùng Aripegis chung với các thuốc như Quinidine, Fuoxetin hoặc Paroxetine thì cần giảm nửa liều Aripegis và tăng trở lại khi ngưng chất ức chế CYP2D6.
      • Sử dụng chung với huốc cảm ứng CYP3A4: Khi dùng Aripegis chung với các thuốc như Carbamazepine thì cần điều chỉnh Aripegis lên gấp đôi (tới 20-30mg). Sau đó, khi ngưng Carbamazepine nên giảm liều Aripegis xuống còn 10-15mg/ ngày.
    • Bệnh nhân mắc hưng cảm lưỡng cực
      • Bệnh nhân nên sử dụng với liều khởi đầu là 30mg ngày/ lần. Sau đó có thể giảm liều xuống 15mg dựa vào mức độ dung nạp.

Tác dụng phụ

  • Trong quá trình sử dụng Aripegis, người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:
    • Tác dụng phụ thường gặp: Mất ngủ, lo lắng, bồn chồn, hội chứng ngoại tháp, run, đau đầu. Một số trường hợp có cảm giác buồn ngủ, chóng mặt, nhìn mờ, táo bón, khó tiêu, buồn nôn, nôn, tăng tiết nước bọt và mệt mỏi.
    • Tác dụng phụ ít gặp: Tăng prolactin máu, tăng đường huyết, trầm cảm, loạn vận động chậm, loạn trương lực cơ, hội chứng chân không yên, nhìn đôi, sợ ánh sáng, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp tư thế và có thể nấc cụt.
  • Ngoài ra, một số tác dụng phụ không xác định tần suất gồm:
    • Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu và xuất hiện các phản ứng dị ứng.
    • Hôn mê, tăng áp lực thẩm thấu và nhiễm toan ceton nguyên nhân do đái tháo đường, hạ natri máu.
    • Chán ăn, có ý định tự tử hoặc thực hiện hành vi tự tử.
    • Không kiểm soát được một số hành động như ăn uống, mua sắm quá độ, hiếu chiến, kích động, lo lắng, hội chứng an thần kinh ác tính.
    • Xuất hiện cơn co giật toàn thân, hội chứng serotonin, rối loạn trương lực cơ mắt, rối loạn ngôn ngữ, đột tử, xoắn đỉnh, rối loạn nhịp thất, ngưng tim hoặc tim đập chậm.
    • Xuất hiện huyết khối tĩnh mạch, tăng huyết áp, co thắt thanh quản, co thắt hầu họng và viêm tụy.
    • Tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, viêm gan hoặc suy gan, vàng da, rụng tóc, rậm lông, hội chứng DRESS, đau cơ, cứng cơ và tiểu không tự chủ.

Tương tác thuốc

  • Do Aripegis tác động chủ yếu lên hệ thần kinh trung ương nên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng với rượu và các thuốc tác động lên thần kinh trung ương khác.
  • Lưu ý khi dùng Aripegis chung với một số thuốc chống tăng huyết áp bởi sẽ làm tăng tác dụng của thuốc huyết áp.
  • Chú ý điều chỉnh liều khi sử dụng Aripegis cùng các loại thuốc chống loạn thần.
  • Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Aripegis thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Aripegis phù hợp.

Thận trọng khi dùng thuốc

  • Aripegis có thể làm trầm trọng hơn tình trạng trầm cảm hoặc những thay đổi bất thường trong hành vi ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm nặng nên người bệnh cần được theo dõi kỹ lưỡng.
  • Aripegis có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng nên cần cẩn thận khi sử dụng ở những bệnh nhân có nguy cơ hoặc những trường hợp không thể dung nạp được các đợt hạ huyết áp thoáng qua.
  • Thận trọng khi sử dụng Aripegis cho người mắc bệnh tim, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục b hoặc một số vấn đề có thể dẫn đến hạ huyết áp.
  • Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị bệnh Parkinson do Aripegis có thể làm trầm trọng thêm các rối loạn vận động.
  • Thận trọng khi sử dụng cho người có nguy cơ co giật như từng có tiền sử động kinh, chấn thương não, nghiện rượu hoặc sử dụng chung với các loại thuốc làm giảm ngưỡng co giật.
  • Chỉ dùng Aripegis cho phụ nữ mang thai, cho con bú khi có chỉ định từ phía bác sĩ với liều dùng phù hợp.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ