Bạch cập

Bạch cập là gì?

  • Bạch cập là thảo dược được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh của y học cổ truyền, xuất hiện nhiều ở khu vực miền núi nước ta.

----------------------------------------------------

Thành phần hóa học

  • Về thành phần hóa học, trong thân rễ bạch cập chứa chủ yếu là chất nhầy khoảng 55% (Polysaccharid), được xác định là blatilamanan. Ngoài ra còn có các chất batatasin, methylbatatasin, biphenanthren, tinh dầu, tinh bột.

Tác dụng của Bạch cập

  • Theo Đông y, bạch cập có vị đắng, hơi ngọt, chát. Tính hơi hàn. Quy kinh phế, can, thận. Có tác dụng thu liễm, chỉ huyết (cầm máu), hóa ứ huyết, nhuận phế, hóa đàm, sinh cơ, liễm sang (làm thu se các mụn nhọt), tiêu sưng. Dùng trị các chứng ho ra máu do lao, thổ huyết, lỵ ra máu, chảy máu cam, đau mắt đỏ. Dùng ngoài, đắp vào các vết thương bị chảy máu, chữa bỏng, da nứt nẻ, nhọt độc viêm tấy. Liều dùng 6 -15g dạng nước sắc; 3-5g dạng bột. Dùng ngoài phối hợp với thạch cao để chữa mụn nhọt, các vết thương, vết loét. Bạch cập hòa với dầu vừng để chữa bỏng.
  • Ngày nay, Bạch cập chủ yếu được dùng theo kinh nghiệm dân gian để làm thuốc cầm máu, trong chảy máu cam, tiêu ra máu, đau mắt đỏ, đắp lên chỗ mụn nhọt, sưng tấy, bỏng. Biphenanthren phân lập từ Bạch cập có tác dụng kháng khuẩn trên một vài trường hợp nhiễm khuẩn thông thường. Điều trị xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết đường hô hấp trên.

Lưu ý khi sử dụng Bạch cập

  • Không kết hợp Bạch cập với Phụ tử, Ô đầu.  Phế vị có thực hỏa không nên dùng. Không dùng Bạch cập trong các trường hợp: Ung nhọt đã vỡ, Không dùng với các thuốc có vị đắng, tính hàn.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ