Bạch chỉ

Bạch chỉ là gì?

  • Bạch chỉ có tên khoa học là Radix Angelicae dahurica thuộc họ Hoa tán (Apiaceaea). Ngoài ra, người ta còn hay gọi bạch chỉ với các tên khác như: hương bạch chỉ, phong hương, hàng bạch chỉ, an bạch chỉ, bách chiểu, đỗ nhược.

----------------------------------------------------

Những lợi ích của Bạch chỉ đối với sức khỏe

  • Tác dụng theo Đông y
  • Bạch chỉ là vị thuốc tính ấm, vị cay, nên trong Đông y người ta thường dùng nó để: hạ sốt giảm đau, dùng điều trị cảm cúm, sốt xuất huyết, đau nhức đầu, đau răng, đau bụng kinh. Ngoài ra, còn dùng chữa đau khớp xương, viêm tuyến vú, mụn nhọt mưng mủ, vết thương do va đập.
  • Tác dụng theo y học hiện đại
  • Tác dụng kháng khuẩn: Bằng phương pháp khuếch tán thuốc trên môi trường nuôi cấy vi khuẩn, nước sắc và cao chiết từ bạch chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn tán huyết, tụ cầu vàng, trực khuẩn subtilis, trực khuẩn lỵ Shigella shiga, tràng cầu khuẩn, phẩy khuẩn tả và trực khuẩn thương hàn
  • Tác dụng hạ sốt, giảm đau: Trên thỏ được gây sốt bằng cách tiêm pepton, nước sắc bạch chỉ có tác dụng hạ sốt rõ rệt. Trên mô hình gây quặn đau bằng cách tiêm xoang bụng dung dịch acid acitic 0.6%, bạch chỉ dùng với liều 10g/kg có tác dụng giảm đau, thể hiện giảm số lần quặn đau một cách có ý nghĩa.
  • Tác dụng chống viêm: Với mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng kaotin, bạch chỉ với liều dùng 10g/kg có tác dụng chống viêm. Coumarin toàn phần chiết từ bạch chỉ có tác dụng chống viêm khớp thực nghiêm do albumin hoặc formaldehyd gây nên.
  • Tác dụng kích thích trung khu thần kinh: Chất angelicotoxin chiết xuất từ bạch chỉ dùng liều thấp có tác dụng kích thích các trung khu vận mạch như: hô hấp, thần kinh phế vị, tủy sống gây huyết áp tăng cao, nhịp tim chậm, hô hấp sâu. Dùng liều cao gây co giật, cuối cùng là liệt toàn thân.

Khi sử dụng cây bạch chỉ cần phải chú ý những gì?

  • Các thành phần trong cây bạch chỉ có tác dụng kích thích ngoài da. Vì vậy, khi sử dụng bạch chỉ nên tránh để da tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời vì dễ gây kích ứng da, viêm nhiễm, dễ gây ung thư da.
  • Khi bị mụn nhọt, mụn tự nặn hoặc vỡ, say nắng, nhức đầu, say nắng và chóng mặt thì không được dùng bạch chỉ.
  • Ngoài ra, bệnh nhân tâm thần phân liệt, bốc hỏa, sốt xuất huyết cũng không nên sử dụng bạch chỉ. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh sự an toàn tuyệt đối của cây bạch chỉ đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú. Chính vì vậy, cần sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách điều chế, bảo quản củ bạch chỉ?

  • Cách 1: Cho bạch chỉ vào lọ có vôi, đậy nắp lại. Sau 7 ngày, vớt ra phơi hoặc phơi nắng. Bước cuối cùng, dùng dao cạo sạch lớp vỏ mỏng bên ngoài.
  • Cách 2: Bạch chỉ gọt vỏ rồi thái nhỏ. Sau đó đem sao cùng với đồ với hoàng tinh theo tỷ lệ 1: 1, lấy bạch chỉ phơi khô.
  • Cách 3: Rửa sạch rễ bạch chỉ rồi cho vào xông 2 lần với lưu huỳnh. Thời gian cần để xông là một ngày một đêm cho đến khi rễ cây chính mềm. Khi ấy độ ẩm đạt dưới 13%. Cuối cùng đem đi phơi khô để thu được dược liệu
  • Bạch chỉ cần được bảo quản trong hộp kín, để nơi khô ráo. Tuyệt đối tránh chỗ ẩm nóng hoặc để trực tiếp dưới ánh mặt trời.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ