Bản lam căn là gì?
- Bản lam căn còn được gọi là Bọ mẩy, Mây kỳ cấy, Đại thanh, Đắng cay, Bọ nẹt, Rau đắng, Thanh thảo tâm. Tên gọi trong tiếng Hán là: Mã tảo, Mã lam, Bản lam, Lưu cầu lãm, Đại hiệp đông lam. Tên Latin của bản lam căn là: Radix Isatidis, tên khoa học: Clerodenron Cytophyllum Turcz, họ Verbenaceae.
----------------------------------------------------
Những lợi ích của Bản lam căn đối với sức khỏe
- Công dụng của vị thuốc bản lam căn theo Đông y: Trong quyển “Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển" có ghi chép: Bản lam căn có tác dụng chính là thanh nhiệt, giải độc cơ thể, lương huyết, lợi yết hầu, mát máu, tiêu tụ, lợi họng, tiêu đờm, giảm ho, kháng sinh,…Vị thuốc này chủ trị phù hợp với các trường hợp:
- Phong nhiệt thấp độc, độc nhiệt xâm nhập vào máu sinh đau đầu, sốt cao, nóng ruột, bồn chồn, họng sưng, mê sáng, khát nước, chảy máu cam, phát ban,…
- Viêm họng, quai bị, ứ huyết, phù nề,…
- Viêm não, viêm đơn đào thể, sưng tuyến mang tai, bệnh tuỷ sống có tính chất lưu hành,…
- Lở loét ở khoang miệng, nóng trong.
- Bệnh lý viêm gan cấp tính và bệnh mãn tính.
- Công dụng theo Y học hiện đại: Các nghiên cứu khoa học nhận định rằng, trong rễ cây bản lam căn có chứa các thành phần hoạt chất gồm: Arginine, Indican, Indigo, Glutamine, Salicylic Acid, Kinetin, Indirubin, Uridine. Những thành phần này có công dụng hạ sốt, giải cảm, tăng cường hệ miễn dịch, chữa các bệnh ngoài da như mụn nhọt, trứng cá, rôm sảy, giảm đau và viêm sưng hiệu quả, thanh nhiệt cơ thể.