Bendamustine

Bendamustine là gì?

  • Bendamustine là một dẫn xuất mechlorethamine nhị phân có khả năng hình thành các nhóm alkyl điện di liên kết cộng hóa trị với các phân tử khác.

----------------------------------------------------

Chỉ định

  • Bendamustine thường chỉ định dùng cho bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính. Thuốc này cũng được sử dụng cho trường hợp ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin tế bào B. Sau thử nghiệm công dụng với ung thư hạch bạch huyết có dấu hiệu không khả quan. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và dựa vào kết quả thực tế để xác định hiệu quả thuốc trong điều trị.

Liều lượng và hướng dẫn sử dụng Bendamustine

  • Bendamustine được dùng tiêm truyền tĩnh mạch. Sau khoảng 21 - 28 ngày bạn có thể được chỉ định tiêm trong 2 ngày liên tiếp. Thời gian sử dụng thuốc để điều trị phụ thuộc và độ nặng nhẹ của bệnh cân nhắc. Nếu sau tiêm bạn cảm giác bỏng, sưng đau gây khó chịu hãy báo cho bác sĩ để kiểm tra. Một số bệnh nhân có thể kết hợp dùng cùng với thuốc khác ngừa tác dụng phụ Bendamustine gây ra.
  • Bệnh bạch cầu lymphocytic mãn tính
    • Sử dụng 100mg/ m2 cho mỗi lần điều trị và liệu trình kéo dài trong 6 tuần. Mỗi lần sử dụng sẽ truyền trong 30 phút dưới sự theo dõi của bác sĩ. Cách sử dụng bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cụ thể khi thực hiện.
  • Ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin
    • Sử dụng 100mg/ m2 cho mỗi lần điều trị và liệu trình kéo dài trong 8 tuần. Mỗi lần dùng thuốc sẽ mất khoảng 60 phút truyền. Phương pháp này sẽ dùng khi tình trạng bệnh nhân có tiến triển hoặc trải qua điều trị trong vòng 6 tháng với rituximab.

Lưu ý trước khi dùng Bendamustine

  • Khi sử dụng Bendamustine nếu bạn xuất hiện phát ban hay dị ứng cần báo cho bác sĩ. Trường hợp ảnh hưởng nặng có thể cân nhắc điều chỉnh liều hoặc tạm dừng sử dụng để giảm dị ứng. Trước khi dùng thuốc người bệnh cần báo lại cho bác sĩ nếu đã từng ở trong một hoặc một số trường hợp sau:
    • Suy yếu hệ thống miễn dịch;
    • Nhiễm trùng dẫn đến sốt cao;
    • Người mắc bệnh lao;
    • Mắc bệnh Zona;
    • Cơ thể gặp vấn đề rối loạn chuyển hóa hay mất cân bằng chất điện giải;
    • Bệnh lý về gan, thận;
    • Đối tượng điều trị có thói quen hút thuốc.

Phản ứng phụ của Bendamustine

  • Nếu sau khi dùng thuốc cơ thể có dấu hiệu dị ứng bạn cần báo lại ngay cho bác sĩ để cân nhắc. Dị ứng với Bendamustine có thể là phát ban. sưng phù, khó thở. Nhưng nếu có dấu hiệu sốt, đau, bỏng rát... bạn không chủ quan và phải báo bác sĩ kiểm tra và chuẩn bị cấp cứu nếu tình huống xấu đi.
  • Những tác dụng phụ thường gặp cần lưu ý:
    • Sốt cao;
    • Nhiễm trùng vị trí tiêm;
    • Dị ứng;
    • Sưng đỏ;
    • Nôn;
    • Tiêu chảy;
    • Chán ăn;
    • Vàng da;
    • Suy giảm thị lực;
    • Thiếu máu;
    • Da lở loét;
    • Choáng váng;
    • Khó thở;
    • Lú lẫn;
    • Suy nhược cơ thể;
    • Chuột rút;
    • Rối loạn nhịp tim;
    • Tê ngứa chân tay;
    • Sụt cân.
  • Những tác dụng phụ kể trên sẽ thường xuất hiện ở phần lớn người bệnh. Tuy nhiên ngoài ra bạn cũng nên theo dõi nếu cơ thể có điều gì bất thường thì nhanh chóng đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.

Một số tương tác với Bendamustine

  • Tránh sử dụng Bendamustine với thuốc khác khi không nắm rõ được nguy cơ tương tác giữa các loại thuốc. Đặc biệt là một số thuốc có thể làm ảnh hưởng nồng độ Bendamustine trong máu sẽ giảm hiệu quả và tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ như allopurinol.
  • Bạn cần báo lại bác sĩ về những thuốc đang sử dụng cho điều trị hoặc cải thiện sức khỏe. Dù là vitamin, thuốc không đơn hay thuốc kê đơn đều tiềm ẩn nguy cơ tương tác với Bendamustine.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ