Beta caroten

Beta caroten là gì?

  • Beta carotene được gọi là tiền chất của vitamin A, nghĩa là khi nó vào trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Có các dạng đồng phân chính là: all-trans-B-carotene, 9-cis-B-carotene, 13-cis-B-carotene, và 15-cis-B-carotene. Trong đó all-trans-B-carotene và 9-cis-B-carotene là quan trọng nhất, vì theo nghiên cứu sự hình thành của hai đồng phân này giúp cho các quá trình oxy hóa, đồng phân hóa ở mức tối ưu nhất.

----------------------------------------------------

Tác dụng của Beta carotene

  • Beta carontene giúp chống oxy hóa
    • Beta carotene được xem như là chất chống oxy hóa giúp cơ thể trung hòa các phân tử không ổn định gọi là gốc tự do. Trong cơ thể sẽ cân bằng gốc tự do và chất chống oxy hóa để cơ thể có sức khỏe tốt nhất. Nếu gốc tự do có nhiều hơn chất chống oxy hóa sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương tế bào, mô và dẫn đến stress oxy hóa. Tình trạng kéo dài sẽ gây ra các bệnh mãn tính như: tiểu đường, tim mạch, ung thư,...
    • Nhiều nghiên cứu cho thấy việc ăn nhiều rau và trái cây là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào. Bên cạnh đó chúng ta nên tập luyện thể dục điều độ và có chế độ ăn hợp lí để góp phần ngăn ngừa bệnh tật.
  • Beta carotene giúp sáng mắt
    • Như đã nói ở trên, nó là tiền chất của vitamin A nên nó là nguồn cung cấp vitamin A tự nhiên, dồi dào cho cơ thể. Vitamin A đóng vai trò cho khả năng của thị giác và sự phát triển của trẻ em nên nó cũng có tác dụng làm mắt thêm sáng, nhìn thêm tinh. Nó tốt cho trẻ em và người cao tuổi.
    • Ở người cao tuổi, việc bổ sung beta carotene giúp tăng cường bảo vệ mắt và chống lại các tác nhân gây hại đến mắt bao gồm thoái hóa điểm vàng (Age-related macular degeneration). Trong một nghiên cứu đã chỉ ra lượng carotenoids có trong máu cao bao gồm beta carotene sẽ giúp người cao tuổi giảm nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa điểm vàng lên tới 35%.
    • Thêm một nghiên cứu cho thấy việc ăn nhiều trái cây và rau quả có chứa các chất chống oxy hóa như: vitamin C, beta carotene, alpha carotene sẽ giúp cho nam giới hút thuốc giảm nguy cơ mắt bệnh thoái hóa điểm vàng.
  • Beta carotene bảo vệ da
    • Beta carotene giúp tăng cường bảo vệ làn da của bạn. Ở một đánh giá cho thấy việc bổ sung các chất chống oxy hóa bao gồm beta carotene sẽ giúp da bạn cải thiện một phần tình trạng cháy nắng và phát ban đỏ do tia cực tím. Hiệu quả của nó phụ thuộc vào liều lượng và thời gian sử dụng. Theo nghiên cứu việc bổ sung beta carotene kéo dài ít nhất 7 tuần, với liều lượng carotenoid > 12 mg/ngày.
    • Tuy nhiên mức độ bảo vệ chỉ ở mức trung bình, bạn nên kết hợp kem chống nắng dùng tại chỗ để tăng hiệu quả.
    • Beta carotene giúp ngăn ngừa một số bệnh ung thư
    • Theo một nghiên cứu tổng hợp cho ta biết một chế độ ăn uống thực phẩm có chứa nhiều chất chống oxy hóa như beta carotene có thể bảo vệ cơ thể chống lại sự phát triển của một số bệnh ung thư như: ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh, ung thư phổi, ung thư tuyến tụy.
    • Các chuyên gia y tế thường khuyên bạn nên ăn một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả, có đầy đủ vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật phối hợp với nhau để hỗ trợ sức khỏe hơn là bổ sung beta carotene.

Cách dùng beta carotene

  • Hầu hết mọi người đều được bổ sung đủ beta carotene vào cơ thể thông qua chế độ ăn uống hằng ngày mà không cần chất bổ sung, miễn là họ ăn nhiều rau củ quả.
  • Không có mức kiến nghị bổ sung beta carotene hằng ngày bởi vì beta carotene là một phần của vitamin A. Vitamin A và các carotenoid tiền vitamin A đều được tìm thấy trong thực phẩm, các khuyến nghị hàng ngày cho vitamin A được đưa ra là tương đương hoạt động Retinol (RAE).
  • Theo National Institutes of Health (NIH) phụ nữ trưởng thành nên nhận 700 mcg RAE mỗi ngày, trong khi nam giới trưởng thành cần 900 mcg RAE mỗi ngày.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần 770 mcg RAE và 1.300 mcg RAE
  • Còn nếu chúng ta bổ sung beta caroten dưới dạng tự nhiên trong thực phẩm thì chúng ta yên tâm là sẽ không sợ bị quá liều.

Tác dụng phụ của beta carotene

  • Cùng với những tác dụng cần thiết, beta carotene có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: tiêu chảy, táo bón, ợ nóng, đau khớp.... Mặc dù không phải tất cả các tác dụng phụ này đều có thể không xảy ra, nhưng nếu chúng xảy ra, chúng có thể cần được chăm sóc y tế.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ