Bồ bồ
Bồ bồ là gì?
- Cây bồ bồ (tên gọi ở vùng Vĩnh Phúc, Phú Thọ), một số nơi gọi là nhân trần. Bồ bồ thường mọc hoang ở những đồi, những ruộng vùng trung du miền Bắc. Cây có công dụng chữa trị cảm sốt, giúp điều kinh, giúp dễ tiêu hóa, chữa bệnh vàng da, chữa trị bệnh gan, các bệnh về tiểu tiện như tiểu đục, chữa bại liệt, chữa trị thấp khớp ở trẻ em, bệnh mề đay.
----------------------------------------------------
Thành phần hoá học
- Trong cây chứa: Saponin, triterpen, acid nhân thơm, coumarin, flavonoid, tinh dầu 0,7 – 1% màu vàng nhạt gồm 1-fenchon 33,5%, 1-limonen 22,6%, α-humule 11,6%, cineol 5,9% fen-chol, piperitenon oxyd và sesquiterpenoxyd.
Công dụng
- Theo y học cổ truyền
- Theo đông y, bồ bồ có vị cay, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn, làm ra mồ hôi, lợi mật, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa.
- Theo y học hiện đại
- Bồ bồ có một số tác dụng dược lý sau đây:
- Tác dụng diệt giun: Giun đất sau khi tiếp xúc với thuốc (gồm tinh dầu và nước cất từ bồ bồ) sẽ quằn quại trong vòng 10 – 15 phút rồi chết, còn giun đũa phải sau 2 – 3 giờ mới chết.
- Tác dụng lợi mật: Cao cồn, cao nước và tinh dầu chiết từ bồ bồ có tác dụng gây tăng tiết mật rõ rệt trên chuột, trong đó dạng cao cồn có tác dụng mạnh nhất. Cao cồn và tinh dầu bồ bồ còn có tác dụng tăng cường công năng thải độc của gan.
- Tác dụng chống viêm: Bồ bồ có tác dụng chống viêm rõ rệt, tham gia vào tác dụng chủ yếu này là những thành phần tan trong cồn và tan trong nước, còn tinh dầu không có tác dụng chống viêm.
- Tác dụng kháng khuẩn trên nhiều loại vi khuẩn mạnh nhất là trên 2 chủng trực khuẩn lỵ (Sh. Dysenteriae 111 và Sh. Shigae 39) và 2 chủng cầu khuẩn (Staphylococcus aureus 209P và Streptococcus hemolyticus S84). Tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất ở cao cồn và cao nước, yếu ở tinh dầu.
- Tác dụng giảm sự phân tiết dịch vị tại dạ dày, từ đó giảm độ acid tự do và acid toàn phần.
- Độc tính: Khi dùng liều cao gấp 20 lần liều có tác dụng trên động vật thì thấy động vật vẫn còn sống an toàn, chứng tỏ bồ bồ không độc.
- Bồ bồ có một số tác dụng dược lý sau đây:
Liều dùng & cách dùng
- Ta thường dùng chữa viêm gan do virus, các chứng vàng da, tiểu tiện ít, vàng đục, sốt, nhức mắt, chóng mặt, phụ nữ kém ăn sau khi sinh. Liều dùng từ 10 – 20g/ngày, dạng thuốc sắc, cao, siro, viên.
- Ở Trung Quốc, để trị cảm lạnh, đau đầu, sốt, tiêu hóa kém, viêm ruột, đau dạ dày, người ta dùng 15 – 30 g bồ bồ mỗi ngày.
Bài thuốc kinh nghiệm
- Chữa sốt vàng da, ra mồ hôi ở đầu mà người không có mồ hôi, miệng khô, tiểu tiện khó khăn, đầy bụng
- Bồ bồ 24 g, chi tử (dành dành) 12 g, đại hoàng 4 g, nước 800 ml. sắc còn 250 ml chia 3 lần uống trong ngày.
- Phòng và chữa cảm cúm
- Bồ bồ 15 g, sắc nước uống thay chè.
- Chữa tiêu hóa kèm, đi ngoài, đầy bụng, sốt ho, đau đầu
- Bồ bồ 15 – 30 g, sắc nước uống trong ngày.
Lưu ý
- Chưa có thông tin.