Botulinum toxin là gì?
- Botulinum toxin là loại thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh - cơ, được bào chế dưới dạng bột pha dung dịch tiêm 50 đơn vị, 100 đơn vị hoặc 200 đơn vị.
----------------------------------------------------
Chỉ định
- Botulinum toxin được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:
- Cải thiện tạm thời các nếp nhăn giữa 2 lông mày, nếp nhăn khóe mắt, nếp nhăn trán mức độ từ trung bình đến nặng ở người dưới 65 tuổi;
- Điều trị loạn trương lực cổ ở người trưởng thành;
- Điều trị chứng co cứng chi trên và chi dưới khu trú liên quan tới đột quỵ ở người trưởng thành;
- Điều trị chứng co cứng chi dưới ở trẻ từ 2 tuổi trở lên;
- Kiểm soát rối loạn chức năng bàng quang (do bàng quang hoạt động quá mức, chấn thương tủy sống, xơ cứng hóa) ở những đối tượng không đáp ứng tốt với các thuốc kháng cholinergic;
- Kiểm soát tăng tiết mồ hôi nách (không đáp ứng với các thuốc dùng tại chỗ hoặc các thuốc chống tiết mồ hôi khác);
- Dự phòng đau đầu ở người bệnh mắc chứng đau nửa đầu mãn tính.
Chống chỉ định
- Tiền sử quá mẫn nghiêm trọng với thành phần Botulinum toxin ;
- Rối loạn hoạt động của cơ: Bệnh nhược cơ, hội chứng Eaton - Lambert;
- Vị trí dự định tiêm đang nhiễm trùng hoặc viêm;
- Bí tiểu cấp tính;
- Nhiễm trùng tiết niệu cấp tính;
- Sỏi bàng quang;
- Người bệnh không sẵn sàng, không thể đặt ống thông tiểu sau điều trị (khi được yêu cầu).
Hướng dẫn sử dụng Botulinum toxin
- Thuốc được dùng đường tiêm với liều dùng tùy từng tình trạng cụ thể:
- Liều dùng cải thiện nếp nhăn:
- Tại nếp nhăn giữa 2 lông mày: Tổng liều là 20 đơn vị, chia thành 5 mũi tiêm. Có thể tăng liều tới 30 đơn vị tùy nhu cầu của mỗi bệnh nhân. Khoảng cách giữa các lần điều trị tối thiểu 3 tháng;
- Vết chân chim đuôi mắt: Tổng liều là 12 đơn vị/bên mắt, chia thành 3 mũi tiêm;
- Nếp nhăn trên trán: Tổng liều là 10 - 20 đơn vị tiêm tùy theo nhu cầu bệnh nhân, chia thành 5 mũi tiêm. Khoảng cách giữa các lần điều trị tối thiểu 3 tháng.
- Liều dùng chứng rối loạn trương lực cổ:
- Dùng liều 25 - 200 đơn vị mỗi cơ (tùy loại cơ), chia thành nhiều mũi, đảm bảo không tiêm quá 50 đơn vị ở 1 vị trí;
- Tổng liều không quá 200 đơn vị cho đợt tiêm đầu tiên, không quá 300 đơn vị cho các đợt tiêm tiếp theo.
- Liều dùng đau đầu mạn tính:
- Dùng liều 5 đơn vị/vị trí với tổng liều 155 - 195 đơn vị chia đều cho 31 - 39 vị trí. Nên lặp lại điều trị sau 12 tuần.
- Liều dùng rối loạn chức năng bàng quang:
- Do nguyên nhân bàng quang hoạt động quá mức: 100 đơn vị chia thành 20 mũi tiêm, tương đương 5 đơn vị/vị trí;
- Do nguyên nhân thần kinh: 200 đơn vị chia thành 30 mũi, tương đương khoảng 6.7 đơn vị/vị trí.
- Liều dùng co cứng chi trên khu trú liên quan tới đột quỵ:
- Dùng liều 15 - 60 đơn vị cho mỗi cơ (tùy loại cơ), có thể chia thành 2 mũi;
- Tổng liều tối đa là 200 - 240 đơn vị.
- Liều dùng co cứng chi dưới khu trú liên quan tới đột quỵ:
- Dùng liều 25 - 75 đơn vị cho mỗi cơ (tùy loại cơ), có thể chia thành 2 - 3 mũi;
- Tổng liều tối đa là 400 đơn vị.
- Liều dùng co giật cơ mi mắt:
- Liều khởi đầu là 1.25 - 2.5 đơn vị/vị trí tiêm. Tổng liều khởi đầu không quá 25 đơn vị/bên mắt;
- Tổng liều cho mỗi đợt điều trị tiếp theo không quá 100 đơn vị. Nên lặp lại điều trị mỗi 12 tuần.
- Liều dùng tăng tiết mồ hôi nách:
- Dùng liều 50 đơn vị chia thành nhiều mũi, tiêm trong da, cách nhau 1 - 2cm;
- Không dùng thuốc quá 50 đơn vị cho mỗi đợt điều trị.
Quên liều
- Cần tham vấn nhân viên y tế.
Quá liều
- Khi sử dụng quá liều Botulinum toxin , bệnh nhân có thể bị tê liệt thần kinh cơ ngay ở những vùng cách xa vị trí tiêm. Cách triệu chứng gồm: Suy nhược toàn thân, nhìn đôi, sa mi mắt, khó thở, khó phát âm, tê liệt các cơ hô hấp, nuốt khó,... có thể dẫn đến viêm phổi hít. Khi quá liều, bác sĩ cần liên tục theo dõi bệnh nhân, điều trị triệu chứng nếu người bệnh bị yếu cơ quá mức hoặc liệt cơ. Có thể sử dụng tới các phương pháp hỗ trợ hô hấp như đặt nội khí quản hoặc mở khí quản nếu bệnh nhân bị liệt cơ hô hấp.
Tác dụng phụ của Botulinum toxin
- Một số tác dụng phụ của Botulinum toxin gồm:
- Thường gặp: Đau đầu, dấu hiệu Mephisto (1 bên lông mày bị nâng lên), phù mi mắt, sa mi mắt hoặc sa lông mày, chứng liệt mặt tạm thời, khô mắt, chảy nước mắt, co giật tại các cơ quanh mắt, nặng mi mắt hoặc lông mày, tụ máu, nổi ban đỏ hoặc đau ở vị trí tiêm, buồn nôn, yếu cơ, giảm cảm giác khi tiếp xúc, đau cứng xương khớp, viêm phế quản, phù ngoại vi, bí tiểu, viêm mũi họng, cảm cúm, nhiễm trùng tiết niệu,...;
- Ít gặp: Ngứa, phát ban, mất ngủ, khiếm thị, mờ mắt, nhìn đôi, cận thị, viêm giác mạc, khó nuốt, khó thở, quá mẫn,...;
- Hiếm gặp: Nổi mày đay, loét thủng giác mạc, rối loạn chuyển động mắt;
- Không xác định tần suất: Giảm cảm giác (xúc giác).
Lưu ý khi sử dụng Botulinum toxin
- Một số lưu ý cần nhớ khi sử dụng Botulinum toxin :
- Thận trọng khi tiêm thuốc vào những cấu trúc dễ bị tổn thương;
- Không tiêm Botulinum toxin vào mạch máu;
- Các nếp nhăn do mất tính đàn hồi của da sẽ không đáp ứng với Botulinum toxin ;
- Sử dụng Botulinum thận trọng nếu bệnh nhân có rối loạn chảy máu hoặc đang điều trị bằng thuốc có tác dụng chống đông máu;
- Thận trọng khi tiêm Botulinum vào các vị trí gần tim phổi vì có thể gây rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, tràn khí màng phổi,... đặc biệt là với những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch trước đó;
- Bệnh nhân có thể bị tê liệt tạm thời các nhóm cơ lân cận hoặc nhóm cơ xa vùng tiêm. Nếu người bệnh bị yếu cơ quá mức hoặc rối loạn phản xạ nuốt, phát âm, hô hấp thì cần được đưa tới bệnh viện và điều trị ngay lập tức;
- Không khuyến cáo tiêm Botulinum toxin cho bệnh nhân có tiền sử nuốt có;
- Thận trọng khi dùng Botulinum toxin cho bệnh nhân bị xơ cứng teo cơ 1 bên hoặc mắc các bệnh khác dẫn tới rối loạn chức năng cơ thần kinh ngoại biên hoặc các cơ cần tiêm có biểu hiện yếu, teo rõ rệt;
- Đã có trường hợp gặp phản ứng quá mẫn do Botulinum toxin . Nếu xảy ra phản ứng quá mẫn nghiêm trọng, bệnh nhân nên được cấp cứu ngay lập tức;
- Sử dụng Botulinum toxin thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ hình thành kháng thể, dẫn tới giảm hiệu quả điều trị. Khả năng hình thành kháng thể có thể giảm thiểu bằng cách tiêm thuốc với liều thấp nhất có hiệu quả (được bác sĩ quyết định trong mỗi lần tiêm dựa vào kết quả từ đợt tiêm trước đó);
- Hết sức thận trọng khi điều trị bằng Botulinum toxin cho bệnh nhi bị suy nhược thần kinh rõ rệt (bại não), mắc chứng khó nuốt, có tiền sử viêm phổi hít gần đây;
- Không nên sử dụng Botulinum toxin trong thai kỳ và phụ nữ cho con bú, trừ khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ;
- Botulinum toxin có ảnh hưởng tới khả năng lái xe, sử dụng máy móc. Nếu bệnh nhân bị suy nhược, yếu cơ, rối loạn thị lực, chóng mặt, sụp mi mắt,... thì nên tránh lái xe, vận hành máy móc.
Tương tác thuốc Botulinum toxin
- Hiện chưa có nghiên cứu về tương tác thuốc của Botulinum toxin . Tuy nhiên, cần lưu ý:
- Về mặt lý thuyết, tác dụng của Botulinum có thể được tăng cường bởi thuốc kháng sinh nhóm Aminoglycosid (hoặc Spectinomycin) và các thuốc có khả năng ảnh hưởng tới sự dẫn truyền thần kinh cơ;
- Thuốc có cấu trúc 4-aminoquinoline có thể làm suy giảm tác dụng của Botulinum.