Carboprost tromethamin

Carboprost tromethamin là gì?

  • Carboprost tromethamine là một loại prostaglandin tổng hợp. Nó liên kết với thụ thể prostaglandin E2, gây ra các cơn co thắt cơ tử cung, dẫn đến việc khởi phát chuyển dạ hoặc tống nhau thai ra ngoài. Prostaglandin xuất hiện tự nhiên trong cơ thể và hoạt động tại một số vị trí trong cơ thể bao gồm cả dạ con (tử cung). Chúng tác động lên các cơ của bụng mẹ, khiến chúng co lại.

----------------------------------------------------

Chỉ định

  • Phá thai từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 20 của thai kỳ, liên quan đến một số tình trạng sau:
    • Không tống được thai ra ngoài trong quá trình điều trị bằng phương pháp khác (ối vỡ sớm, đồng thời đã sử dụng một lượng lớn dung dịch ưu trương để bỏ thai mà tử cung gò yếu, đã lặp lại nhiều lần thuốc bơm vô trong màng ối để tống xuất thai ra ngoài nhưng không hiệu quả).
    • Yêu cầu đặt thuốc lại trong tử cung để tống thai ra ngoài.
    • Vỡ ối non tự phát hoặc vô ý và không có hoạt động thích hợp để tống xuất ra ngoài.
    • Điều trị xuất huyết sau sinh trong trường hợp đờ tử cung không đáp ứng với các liệu pháp thông thường (oxytocin tiêm tĩnh mạch, xoa bóp tử cung, tiêm bắp ergot alkaloids).

Tương tác với các thuốc khác

  • Carboprost tromethamine có thể làm tăng hoạt động của các tác nhân oxytocic khác. Không khuyến cáo sử dụng đồng thời với các thuốc oxytocic khác.

Chống chỉ định

  • Carboprost tromethamine chống chỉ định trong các trường hợp:
  • Quá mẫn với thuốc tiêm carboprost tromethamine.
  • Viêm vùng chậu cấp tính.
  • Bệnh nhân bị bệnh tim, phổi, thận hoặc gan tiến triển.

Liều lượng & cách dùng

  • Liều lượng được tính theo carboprost.
  • Phá thai:
    • Tiêm bắp (IM) sâu với liều khởi đầu 250 mcg. Ngoài ra, có thể bắt đầu với liều thử nghiệm (liều test) 100 mcg.
    • Sau đó, tiêm 250 mcg cách nhau 1,5 đến 3,5 giờ tùy thuộc vào phản ứng của tử cung. Sau vài liều 250 mcg, có thể tăng liều lên 500 mcg nếu sự co bóp tử cung không đủ. Tổng liều tối đa là 12 mg và không nên dùng thuốc liên tục trong hơn hai ngày.
  • Xuất huyết sau sinh:
    • Tiêm bắp sâu với liều khởi đầu 250 mcg (có thể tiêm trực tiếp vào tử cung); lặp lại sau mỗi 15 - 90 phút cho đến tổng liều tối đa là 2 mg. Thông thường liều duy nhất thường đủ đáp ứng. 
    • Bác sĩ nên xác định sự cần thiết của các liều bổ sung và khoảng thời gian dùng thuốc dựa trên các sự kiện lâm sàng.
    • Lưu ý: Thuốc dùng cho người lớn. Để giảm thiểu tác dụng bất lợi trên đường tiêu hóa, cần cân nhắc sử dụng trước khi điều trị hoặc sử dụng đồng thời thuốc chống nôn và chống tiêu chảy.

Tác dụng phụ

  • Thường gặp 
    • Nôn mửa, tiêu chảy, buồn nôn, sốt, đỏ bừng.
    • Viêm nội mạc tử cung, mảnh sót nhau thai và chảy máu tử cung quá mức.
  • Không xác định tần suất
    • Ớn lạnh hoặc rùng mình, ho khan, nhức đầu, đau giống như đau bụng kinh, dị cảm, đau lưng, đau cơ, căng ngực, đau mắt, đau chỗ tiêm, buồn ngủ, ù tai, chóng mặt, khô miệng, suy hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, sốc nhiễm trùng, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, phù phổi, lo lắng, chảy máu cam, rối loạn giấc ngủ, khó thở, tức ngực, thở khò khè, chảy mồ hôi, nhìn mờ, đau vùng thượng vị, phản ứng quá mẫn (phản ứng phản vệ, sốc phản vệ, phù mạch). 

Lưu ý

  • Lưu ý chung
    • Dung dịch tiêm carboprost tromethamine, giống như các chất oxytocic mạnh khác, chỉ nên được sử dụng khi tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng khuyến cáo. Thuốc tiêm carboprost tromethamine nên được sử dụng bởi nhân viên y tế trong bệnh viện, nơi có thể cung cấp dịch vụ chăm sóc đặc biệt kịp thời và các phương tiện phẫu thuật cấp tính.
    • Thuốc không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Do đó, vẫn có khả năng thai nhi sau khi mẹ dùng thuốc carboprost tromethamine có thể biểu hiện các dấu hiệu sống. Carboprost tromethamine không được chỉ định nếu bào thai đã đến giai đoạn hình thành.
    • Nếu việc phá thai không hiệu quả bởi carboprost tromethamine, nên sử dụng phương pháp phá thai khác.
    • Nguy cơ chấn thương cổ tử cung; cần kiểm tra cho bệnh nhân về các tổn thương ở cổ tử cung sau khi phá thai xong. Thận trọng ở những bệnh nhân có tử cung bị tổn thương.
    • Ở những bệnh nhân có tiền sử hen suyễn, hạ hoặc tăng huyết áp, bệnh tim mạch, thận hoặc gan, thiếu máu, vàng da, tiểu đường hoặc động kinh, nên sử dụng thận trọng carboprost tromethamine.
    • Tình trạng sốt thoáng qua đã được ghi nhận ở một số bệnh nhân. Tăng nhiệt độ vượt quá 1,1°C đã được quan sát thấy ở khoảng 1/8 số bệnh nhân nhận được chế độ liều lượng khuyến cáo. Trong tất cả các trường hợp, nhiệt độ trở lại bình thường khi liệu pháp kết thúc. Khi được sử dụng để phá thai, có thể khó phân biệt sự tăng nhiệt độ do thuốc với viêm nội mạc tử cung sau phá thai. 
    • Viêm màng đệm thai nhi có thể góp phần gây đờ tử cung sau sinh và xuất huyết; những người bị viêm màng đệm bị xuất huyết sau sinh không đáp ứng với carboprost tromethamine.
    • Các nghiên cứu trên động vật kéo dài vài tuần với liều lượng cao đã chỉ ra rằng các prostaglandin thuộc dòng E và F có thể gây ra sự tăng sinh của xương. Những tác dụng như vậy cũng đã được ghi nhận ở trẻ sơ sinh được dùng prostaglandin E1 trong thời gian điều trị kéo dài. Không có bằng chứng cho thấy việc sử dụng ngắn hạn dung dịch tiêm carboprost tromethamine có thể gây ra các tác dụng tương tự trên xương.
    • Thận trọng ở bệnh nhân suy thận thận.
    • Carboprost tromethamine chứa chất bảo quản benzyl alcohol, có liên quan đến độc tính (tử vong) ở trẻ sơ sinh.
    • Tính an toàn và hiệu quả trên bệnh nhi chưa được thiết lập.
  • Lưu ý với phụ nữ có thai
    • Các nghiên cứu trên động vật không chỉ ra rằng carboprost tromethamine gây quái thai, tuy nhiên, nó đã được chứng minh là gây độc cho phôi ở chuột và thỏ và bất kỳ liều nào làm tăng trương lực tử cung đều có thể gây nguy hiểm cho phôi hoặc thai nhi.
    • Không có nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát tốt ở người, nhưng những lợi ích điều trị có thể đảm bảo việc sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai bất chấp những rủi ro tiềm ẩn.
  • Lưu ý với phụ nữ cho con bú
    • Không có khuyến cáo về việc sử dụng trong thời kỳ cho con bú. 
    • Không có dữ liệu để biết thuốc có đi qua sữa ở động vật hoặc người hay không.
  • Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc
    • Không có báo cáo.

Quá liều

  • Quá liều và xử trí
    • Các triệu chứng quá liều bao gồm kích thích, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, ho, khó thở, hen suyễn, tăng huyết áp, đỏ bừng mặt và sốt.
  • Cách xử lý khi quá liều
    • Không có dữ liệu.

Quên liều và xử trí

  • Bởi vì carboprost tromethamine được sử dụng ở cơ sở y tế nên không có khả năng bỏ lỡ một liều.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ