Câu đằng

Câu đằng là gì?

  • Cây câu đằng thuộc dạng cây thân leo có mấu dài 6 - 10 m, cành non có rãnh dọc, màu xanh nhạt.

----------------------------------------------------

Thành phần hóa học

  • Thân và rễ chứa 0,041% alkaloid, trong đó hoạt chất chính là Rhynchophyllin chiếm 28,9%. Alcaloid còn phân bố ở một số bộ phận khác như:
  • Rhynchophylline, isorhynchophuyllin, isocorynoxcin và corynoxcin có trong thân, lá và móc câu
  • Akumigin, rhynchophis, valestachotch amin có trong thân và lá
  • Hirsutism, hirsutene có trong vỏ, thân và cành

Tác dụng dược lý

  • Câu đằng có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giả độc, trừ phong, hạ huyết áp.
  • Tác dụng hạ huyết áp của câu đằng là do hoạt chất rhynchophyllin quyết định; nó gây ức chế hệ thần kinh giao cảm, làm giãn các mạch máu ngoại vi, chèn nút thần kinh giao cảm tạo lực cản từ đó dẫn đến hạ huyết áp. Nếu sử dụng câu đằng cho mục đích này thì không nên đun chúng quá lâu sẽ làm giảm tác dụng.
  • Tác dụng đối với hô hấp, dùng với liều thấp có tác dụng gây hưng phấn nhẹ; nhưng với liều cao lại làm hô hấp bị tê liệt.
  • Hiện nay, câu đằng được dùng làm thuốc giúp trấn tĩnh, bệnh cao huyết áp, sốt nóng đau đầu, hoa mắt chóng mặt, trẻ con co giật, khóc đêm, phụ nữ khí hư ra nhiều. Ngày dùng 6 -15 gam dưới dạng thuốc sắc uống. Nhưng lưu ý không nên sắc lâu quá 20 phút sẽ là giảm tác dụng của chúng.
  • Ngoài ra người cao tuổi ở nhiều nơi còn dùng cây câu đằng làm nguồn chất chát để ăn trầu.

Lợi ích của cây câu đằng đối với sức khỏe (qua các nghiên cứu khoa học)

  • Tác dụng chống co giật
    • Thử nghiệm trên chuột bị động kinh: Cây câu đằng có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh vùng đồi thị khỏi sự chết đi của tế bào, chống co giật và điều trị động kinh từ đó giảm tỉ lệ chuột tử vong.
    • Thử nghiệm trên chuột bị Parkinson: Dịch chiết từ cây câu đằng giúp ức chế sự phát triển của protein HSP90, làm chậm quá trình “chết tế bào theo chu trình – Apoptosis” ở những đối tượng bị Parkinson. Đồng thời, dịch chiết này còn giúp cải thiện hành vi, nâng cao các biểu hiện tích cực ở chuột nghiên cứu.
  • Tác dụng bảo vệ mạch máu, hạ huyết áp
    • Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với đối tượng là chuột cho thấy. Câu đằng giúp bảo vệ tế bào nội mô mạch máu là chìa khóa để phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp, cải thiện tính toàn vẹn của cấu trúc nội mô mạch máu.
  • Tác dụng giảm tiền sản giật
    • Rối loạn thai kỳ tiền sản giật có biểu hiện: Protein niệu, tăng huyết áp, co giật, đau đầu dữ dội, hình thái phát triển bất thường của thai nhi, oxy hóa thai nhi, giảm nước ối. Đây cũng được coi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho cả sản phụ và thai nhi.
    • Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy, dịch chiết alkaloid trong Câu đằng làm giảm protein niệu và huyết áp tâm thu 24 giờ, giúp tăng trọng lượng thai nhi, tăng trọng lượng nhau thai và số lượng chuột con sống, giảm nồng độ interleukin (IL)-6, IL-1β, yếu tố hoại tử khối u và interferon. Điều này cho thấy tác dụng chống viêm của dịch chiết câu đằng có thể là một liệu pháp thay thế trong chăm sóc tiền sản giật. Tuy nhiên đây chỉ mới là nghiên cứu trong phòng thí nghiệm chưa có thử nghiệm trên người.

Các bài thuốc sử dụng câu đằng

  • Trị chứng đau đầu chóng mặt
    • Bài 1: 15 gam Câu đằng, 30 gam Thạch cao, 7,5 gam Cam thảo, 15 gam Cúc hoa, 15 gam Phục thần, 15 gam Trần bì, 15 gam Mạch môn. Đem tất cả các nguyên liệu trên nghiền thành bột mịn, mỗi ngày pha 12 gam như pha trà, uống trong ngày. Lưu ý lọc bỏ bã.
    • Bài 2: Câu đằng, Ích mẫu, Thạch quyết minh mỗi vị 12 gam; Hạ khô thảo 10 gam; Đỗ trọng 9 gam; Hoàng cầm 6 gam. Đem toàn bộ các vị trên sắc lấy nước uống trong ngày.
    • Bài 3: 12 gam Câu đằng; Sa sâm, Hạ khô thảo, Mạch môn, Kỷ tử, Thạch hộc, Mẫu lệ mỗi vị 8 gam; Địa cốt bì, Táo nhân, Cúc hoa, Trạch tả mỗi vị 6 gam đem sắc lấy nước uống trong ngày.
  • Cắt cơn co giật
    • Bài 1: Trị chứng phong do nhiệt, kinh giản, co giật. Câu đằng 16gam; Thiên ma 12 gam; Sừng tê giác, Cam thảo mỗi vị 4 gam; Bọ cạp 6 gam; Mộc hương 3g. Sắc lấy nước uống.
    • Bài 2: Trị uốn ván mà kèm nóng bên trong. Câu đằng 20 - 30 gam; Thạch cao 8 - 30 gam; Bạch phụ tử 12 - 20 gam; Xác ve sầu 4 - 8 gam; Bọ cạp 12 - 20 gam; Rết 5 con; Hoàng cầm 12 gam; Lá dâu 20 gam; Thiên nam tinh 8 gam. Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
  • Trị chứng khóc đêm ở trẻ
    • Nguyên liệu: Câu đằng 3 gam; Thuyền thoái 3 gam; Bạc hà 1 gam
    • Tiến hành: Đem tất cả sắc lấy nước uống ngày 1 thang. Sử dụng liên tiếp trong 2 - 3 ngày
  • Trị sốt cao, co giật, nghiến răng
    • Bài 1: Dùng Câu đằng 10 gam; Kim ngân hoa 9 gam; Cúc vàng 6 gam; Địa long 6 gam; Bạc hà 3gam sắc với 300ml nước. Cho đến khi chỉ còn khoảng 200ml nước thì lấy ra để nguội và uống 1 lần/ngày.
    • Câu đằng 12 gam; Răng lợn đốt cháy 12 gam; Bọ cạp tẩm rượu 12 gam, tất cả đem sao giòn. Kinh giới 40 gam; Thuyền thoái 8 gam; Phèn phi 8 gam, đem đi phơi khô, sấy giòn, tán nhuyễn và rây lấy bột mịn. Thêm hồ và vo viên bằng hạt đỗ xanh dùng để uống. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên uống 2 viên/lần.
    • Dùng Câu đằng 12 gam; Kim ngân hoa 12 gam; Địa long 10 gam; Liên kiều 10 gam; Bọ cạp 3 gam nghiền thành bột hoặc sắc lấy nước để uống.
    • Bài 4: Lấy Câu đằng 10 gam; Cúc hoa vàng 9 gam; Lá dâu tằm 9 gam; Hoàng cầm 9 gam; Tằm vôi 9 gam đem sắc lấy nước uống. Mỗi ngày chỉ nên dùng 1 thang.
    • Chữa trúng phong
    • Nguyên liệu: 30 gam Câu đằng; 15 gam Hàng bạch thược; 15 gam Địa long; 90 gam Trân châu mẫu; 9 gam Sinh địa hoàng; 45ml Trúc lịch
    • Tiến hành: Đem tất cả các vị trên đi sắc lấy nước uống trong giai đoạn cấp tính, ngày 2 thang.

Lưu ý khi sử dụng cây câu đằng

  • Không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
  • Người đang truyền máu
  • Người bị huyết áp thấp
  • Không sử dụng bình hoặc ấm bằng kim loại để pha, sắc. Nên dùng bình hoặc ấm sứ, thủy tinh.
  • Không tự ý kết hợp các loại thuốc với nhau hay kết hợp câu đằng với các loại thuốc Tây.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ