Cẩu tích

Cẩu tích là gì?

  • Cây Cẩu tích hay còn được gọi là Kim mao cẩu tích, Cu li, Rễ lông cu li, Cù liền, thuộc họ Kim mao với danh pháp khoa học là Dicksoniaceae. Cẩu tích là một cây thuốc phân bố rất rộng rãi ở ven rừng phục hồi sau nương rẫy và trên các tràng cây bụi hoặc nơi đất ẩm gần bờ khe suối, rừng núi. Trong y học, Cây Cẩu tích có tác dụng chữa chứng đau lưng mỏi gối, tiểu tiện nhiều, đau thần kinh tọa, chân tay tê bì, co quắp và chứng bạch đới ở phụ nữ.

----------------------------------------------------

Thành phần hóa học

  • Thân rễ cẩu tích chứa tinh bột (30%) và aspidinol, lông vàng ỏ thân rễ có tanin và sắc tố.
  • Thân rễ cẩu tích có các hợp chất: Methyl dodecnoate, beta-sitosterol, beta-sitosterol-O-glucopyranoside and 2,3,4,5,6-pentahydroxy cyclohexane carboxylic acid.
  • Thân rễ có các thành phần: Acid béo (acid oleic, palmitic và octadecanoic), flavonoid (kaempferol, onychin).

Tác dụng của Cây Cẩu tích

  • Theo y học cổ truyền
    • Theo Đông y, Cẩu tích có vị đắng, ngọt, tính ôn, vào 2 kinh can và thận. Tác dụng:
    • Thuốc bổ gan, thận chữa đau lưng, đau khớp xương, đau gối, chữa phong thấp.
    • Tiểu tiện nhiều lần ở người già.
    • Chữa bệnh phụ nữ khí hư, bạch đới, phụ nữ có thai mà lưng, người đều đau.
    • Theo tài liệu cổ: Cẩu tích có tác dụng bổ can thận, mạnh lưng gối, trừ phong thấp, chữa phong hàn, thấp tỳ, lưng đau chân mỏi, thất niếu (không đi đái được), đái nhỏ giọt.
  • Theo y học hiện đại
    • Cầm máu
    • Ngoài thân rễ cẩu tích, người ta còn dùng lông vàng phủ xung quanh thân rễ để đắp các vết thương, vết đứt tay, đứt chân để cầm máu.
    • Tác dụng này do các lông đó hút huyết thanh của máu và giúp cho sự tạo máu cục, làm cho máu chóng đông. Có khi người ta còn dùng lông này để nhồi đệm, nhồi gối.
    • Tác dụng khác
      • Dịch chiết methanol thân rễ có tác dụng chống oxy hoá, tác dụng hạ đường huyết.

Liều lượng và cách dùng Cây Cẩu tích

  • Ngày dùng 10 - 18 g dưới dạng thuốc sắc.

Bài thuốc chữa bệnh từ Cây Cẩu tích

  • Chữa ngang lưng đau nhức
    • Chuẩn bị: Cẩu tích 15g, ngưu tất 10g, đỗ trọng 10g, sinh mễ nhân 12g, mộc qua 6g, nước 600ml.
    • Thực hiện: Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Có thể thêm 20 ml rượu trong khi uống thuốc, nếu uống được rượu. Thân rễ cẩu tích chứa 30% tinh bột. Lông culi chứa tanin và sắc tố.
  • Chữa phong thấp, chân tay tê bại
    • Chuẩn bị: Cẩu tích 20g, ngưu tất 8g, mộc qua 12g, tang chi 8g, tùng tiết 4g, tục đoạn 8g, đỗ trọng 8g, tần giao 12g, quế chi 4g, nước 600g.
    • Thực hiện: Sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày.
  • Chữa đau lưng mỏi gối do thận yếu
    • Chuẩn bị: Cẩu tích 20g, rễ gối hạc 12g, củ mài 20g, rễ cỏ xước 12g, bổ cót toái 16g, dây đau xương 12g, thỏ ty tử 12g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g.
    • Thực hiện: Thêm nước, sắc uống.
  • Chữa thận hư, sống lưng đau mỏi
    • Chuẩn bị: Cẩu tích 16g, thục địa 12g, đỗ trọng 10g, ô dược củ sung, dây tơ hồng sao, quả kim anh, đều 8 g.
    • Thực hiện: Sắc uống.

Lưu ý khi sử dụng Cây Cẩu tích

  • Những người thận hư hữu nhiệt, tiểu tiện bất lợi hoặc đỏ vàng không dùng được.

Bảo quản dược liệu Cây Cẩu tích

  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ