Cefpirom

Cefpirom là gì?

  • Cefpirom là kháng sinh cephalosporin có độ vững bền cao chống lại tác động của các beta - lactamase do cả plasmid và chromosom mã hóa.

----------------------------------------------------

Chỉ định

  • Cefpirom không phải là một kháng sinh ưu tiên dùng ban đầu, mà là một kháng sinh dự trữ dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp và tiết niệu có biến chứng đe dọa tính mạng, nhiễm khuẩn huyết có nguồn gốc từ đường tiết niệu hoặc đường tiêu hóa và được dùng phối hợp với kháng sinh chống các vi khuẩn kỵ khí.

Chống chỉ định

  • Trong trường hợp dị ứng/quá mẫn với cephalosporin.

Thận trọng

  • Trước khi bắt đầu điều trị bằng cefpirom, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác.
  • Trong trường hợp dị ứng penicilin, có nguy cơ dị ứng chéo có thể gây ra các phản ứng trầm trọng với cephalosporin. Ðối với các người bệnh suy thận cần giảm liều dùng. Có nguy cơ tăng các phản ứng không mong muốn đối với thận, nếu dùng cefpirom phối hợp với các aminoglycosid (gentamicin, streptomycin....) và khi dùng cefpirom cùng với các thuốc lợi tiểu quai.
  • Trong thời gian điều trị cũng như sau điều trị có thể có ỉa chảy nặng và cấp, khi dùng các kháng sinh phổ rộng. Ðây có thể là triệu chứng của viêm đại tràng màng giả. Trong trường hợp này cần ngừng thuốc và dùng kháng sinh thích hợp (vancomycin, hoặc metronidazol).
  • Tránh dùng các thuốc gây táo bón.

Thời kỳ mang thai

  • Kinh nghiệm lâm sàng trong điều trị cho người mang thai bằng cefpirom còn hạn chế. Nghiên cứu thực nghiệm trên súc vật không thấy có nguy cơ gây quái thai.

Thời kỳ cho con bú

  • Chưa có đủ số liệu để đánh giá nguy cơ cho trẻ em. Vì vậy, người ta khuyên nên ngừng cho con bú khi điều trị với cefpirom.

Tác dụng không mong muốn (ADR)

  • Trong lâm sàng, ỉa chảy là tác dụng không mong muốn thường gặp nhất.
  • Thường gặp, ADR >1/100
    • Toàn thân: Viêm tĩnh mạch ở chỗ tiêm.
    • Tiêu hóa: Ỉa chảy, buồn nôn.
    • Da: Ngoại ban.
    • Gan: Tăng transaminase và phosphatase kiềm.
    • Tiết niệu sinh dục: Tăng creatinin máu.
  • Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
    • Toàn thân: Ðau đầu, kích ứng tại chỗ tiêm, sốt, dị ứng, biếng ăn, nhiễm nấm Candida.
    • Máu: Tăng tiểu cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin.
    • Tuần hoàn: Hạ huyết áp.
    • Thần kinh trung ương: Chóng mặt, mất ngủ, co giật.
    • Tiêu hóa: Ðau bụng, táo bón, viêm miệng.
    • Da: Ngứa, mày đay.
    • Hô hấp: Khó thở.
    • Thần kinh: Vị giác thay đổi.
    • Tiết niệu sinh dục: Giảm chức năng thận.
  • Hiếm gặp, ADR <1/1000
    • Toàn thân: Phản ứng phản vệ, ngủ gà.
    • Máu: Giảm bạch cầu, thiếu máu tan huyết.
    • Thần kinh trung ương: Dễ kích động, lú lẫn.
    • Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, chảy máu, viêm đại tràng màng giả.
    • Gan: Vàng da ứ mật.
    • Hô hấp: Hen.
    • Chuyển hóa: Giảm kali máu.
    • Tiết niệu sinh dục: Viêm âm đạo/cổ tử cung do nấm Candida.
    • Chú ý: Có thể có nguy cơ nhẹ bội nhiễm các vi khuẩn không nhạy cảm với cefpirom.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

  • Ngừng thuốc.
  • Dùng kháng sinh thích hợp (vancomycin, hoặc metronidazol).

Liều lượng và cách dùng

  • Dùng cefpirom đường tiêm tĩnh mạch. Liều thường dùng và thời gian điều trị phụ thuộc vào loại và mức độ nhiễm khuẩn, và chức năng thận của người bệnh.
  • Liều thường dùng là 1 - 2 g, 12 giờ một lần.
  • Trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp có biến chứng: 2 g, 12 giờ một lần.
  • Trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng: 1 g, 12 giờ một lần.
  • Trường hợp nhiễm khuẩn huyết, hoặc nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng: 2 g, 12 giờ một lần.
  • Trong suy thận: Trường hợp độ thanh thải creatinin dưới 50 ml/phút, cần điều chỉnh liều như sau:
    • Không nên định lượng creatinin huyết thanh bằng phương pháp Jaffé (pitrate) vì cho kết quả sai khi đang dùng cefpirom (kết quả thường cao).
    • Thông thường, điều trị cefpirom cho các trẻ em chỉ được tiến hành khi các cách điều trị khác không thể thực hiện được trong trường hợp cấp bách. Các liều ghi trên là để dùng cho một thể trọng bình thường 70 kg. Nếu thật cần thiết, có thể tính liều cho trẻ em, dựa vào các liều trên cho mỗi kg thể trọng. Không khuyến cáo dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Tương tác thuốc

  • Probenecid làm giảm sự bài tiết ở ống thận của các cephalosporin đào thải bằng cơ chế này, do đó làm tăng và kéo dài nồng độ cephalosporin trong huyết thanh, kéo dài nửa đời thải trừ và tăng nguy cơ độc của những thuốc này.
  • Có tiềm năng độc tính với thận khi dùng cephalosporin cùng với các thuốc có độc tính với thận khác, thí dụ thuốc lợi tiểu quai, nhất là ở người bệnh đã bị suy chức năng thận từ trước.
  • Ðộ ổn định và bảo quản
  • Lọ chứa bột cefpirom phải được bảo quản dưới 250C và tránh ánh sáng. Sau khi pha, dung dịch thuốc bền vững dưới 6 giờ ở nhiệt độ phòng và dưới 24 giờ ở 2 - 80C. Dung dịch có thể hơi chuyển màu trong khi bảo quản, nhưng nếu theo đúng điều kiện bảo quản trên thì sự đổi màu này không phải là biến chất.

Tương kỵ

  • Cefpirom không được dùng chung với dung dịch bicarbonat.

Quá liều và xử trí

  • Liều cao cefpirom trong huyết thanh sẽ giảm xuống bằng thẩm tách màng bụng, hoặc thẩm tách máu.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ