Chè dây

Chè dây là gì?

  • Chè dây là loại dược liệu lành tính thuộc dạng cây leo mọc hoang trong các khu rừng. Vị thuốc này có tác dụng kháng viêm, an thần, chữa mất ngủ, thanh nhiệt và giải độc hiệu quả

----------------------------------------------------

Thành phần hoá học

  • Chè dây có các thành phần chính là flavonoid và tanin, chứa 2 loại đường là Glucose và Rhamnose. Phân lá chứa khoảng 10.82 -13.30% tanin, flavonoid toàn phần chiếm khoảng 18.15 +/- 0.36% trong đó myricetin chiếm 5.32+/- 0.04%.

Tác dụng của Chè dây

  • Theo y học dân gian truyền lại, chè dây chứa rất nhiều giá trị dược liệu, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và có khả năng trị các bệnh như mụn nhọt, tê thấp, cảm mạo, viêm họng, đặc biệt là hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày và đau bao tử.
  • Qua nhiều nghiên cứu khoa học, y học hiện đại công nhận rất nhiều công dụng của Chè dây như:
    • Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày -  tá tràng, viêm hang vị dạ dày
    • Hỗ trợ điều trị chứng ợ hơi, khó tiêu, ợ chua, đau rát thượng vị
    • Có tác dụng an thần, hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ
    • Hỗ trợ điều trị cho người huyết áp cao, giúp ổn định huyết áp, giải độc cơ thể
    • Hỗ trợ tiêu viêm, giảm đau và liền sẹo, làm lành các vết loét do vi khuẩn HP

Bài thuốc từ Chè dây

  • Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến sử dụng dược liệu Chè dây:
    • Bài thuốc chữa viêm dạ dày tá tràng: chuẩn bị 10-15g lá chè dây khô hoặc sao vàng. Cho dược liệu vào ấm trà rồi cho vào 1 lít nước sôi, lắc nhẹ và đổ nước này đi. Sau đó cho thêm 100ml nước sôi vào hãm trà trong khoảng 15 phút. Nên dùng trà khi còn ấm, uống liên tục trong khoảng 15-20 ngày cho mỗi lần điều trị.
    • Chữa đau nhức, tê thấp: Dùng 1 lượng vừa đủ lá chè dây tươi đem giã nát rồi hơ trên lửa nóng. Gói lá thuốc vào một miếng vải mỏng và đắp trực tiếp lên khu vực đau nhức
    • Bài thuốc phòng bệnh sốt rét: chuẩn bị 60g chè gây, 12g rễ cỏ xước, 60g lá hồng bì, 12g lá đại bì, 12g tía tô, 12g lá hoặc vỏ cây vối, 12g rễ xoan rừng. Đem tất cả các vị thuốc thái nhỏ rồi phơi khô. Sau đó cho hết vào ấm, sắc thuốc trên lửa nhỏ cùng 400ml nước cho đến kho còn khoảng 100ml là có thể dùng. Uống thuốc khi còn ấm. Chỉ nên dùng 3 ngày 1 thang vì thuốc có mục đích hỗ trợ phòng bệnh.
    • Chữa cảm mạo, hầu họng sưng đau: cho 15-60g chè dây vào ấm sắc cùng nửa thăng nước trên lửa nhỏ trong 15 phút. Chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày, nên dùng khi ấm với liều lượng ngày 1 thang
    • Bài thuốc chữa trúng độc thực vật do vi khuẩn: Lấy 50g rễ chè dây tươi và 15g gừng cho vào ấm, sẵ với 2 chén nước trên lửa nhỏ cho đến khi còn 1 chén. Uống thuốc khi còn ấm, dùng ngày 1 thang. Trẻ em, người gia hoặc bệnh nhẹ nên giảm liều lượng xuống.
    • Chữa áp xe: 15g chè dây cho vào nồi cùng với nửa rượu nửa nước, sẵ trên nửa nhỏ lấy thuốc uống. Hoặc có thể cho thêm thịt heo vào hầm rồi ăn khi còn nóng.
    • Chữa đau dây thần kinh tọa: lấy 15-30g rễ hoặc thân chè dây, cho vào ấm sắc với nước để uống, ngày dùng 1 thang. Kết hợp dùng lá chè dây tươi giã nát, sao nóng rồi đắp lên vùng đau nhức để tăng hiệu quả điều trị.

Lưu ý khi sử dụng Chè dây

  • Dù rất lành tính và có nhiều công dụng chữa bệnh nhưng nếu sử dụng Chè dây đúng cách có thể gây ra các vấn đề rắc rối. Vì vậy bạn cần lưu ý:
    • Không dùng quá 70g/ ngày vì chè dây có dược tính cao, có thể khiến cơ thể khó chịu
    • Tránh dùng thuốc sắc để qua đêm, có thể bị đau bụng, tiêu chảy
    • Những người bị huyết áp thấp không nên sử dụng dược liệu này, nhất là lúc đói.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ