Chua ngút
Chua ngút là gì?
- Chua ngút là một loại cây có lá dùng để nấu canh. Đây là một loại dược liệu được biết đến với tác dụng trừ giun sán, tăng chuyển hóa và kích thích giải khát.
----------------------------------------------------
Thành phần hóa học
- Thành phần hóa học có trong quả và lá chua ngút bao gồm:
- Tanin
- Hợp chất anthraquinon
- Tinh dầu
- Dầu béo
- 2-3% embelin
- Caroten 4,6mg%
- Vitamin C 62,5mg%
Tác dụng của chua ngút
- Chua ngút có vị ngọt, tính mát và có tác dụng kháng sinh, sát trùng. Theo từ điển cây thuốc Việt Nam, chua ngút có một số tác dụng sau:
- Tác dụng trừ giun sán, làm se, gây trung tiện, tăng chuyển hóa, kích thích, giải khát và bổ của quả.
- Cao lỏng của quả chua ngút có tác dụng kháng khuẩn Staphylococcus aureus và Escherichiacoli.
- Tác dụng co bóp tử cung, có tác dụng trên chức năng nội tiết sinh dục và chống thụ thai.
- Tác dụng khu phong, giảm đau, tiêu viêm, cầm ỉa chảy.
- Là non của cây được dùng để nấu canh chua, trị rắn cắn, vết đốt của bò cạp.
- Thân của cây dùng trị ban trái, bạch đới.
- Quả chua ngút có vị chua ăn được, có tác dụng giải khát.
- Dùng quả để trị giun, nhất là giun đũa, giun kim và sán dây.
- Nước sắc từ quả khô có tác dụng làm thuốc hạ sốt, trị bệnh về ngực và da.
- Nước hãm rễ dùng để trị ho và tiêu chảy.
Một số vị thuốc từ chua ngút
- Trị sán: Dùng quả chua ngút đem đi tán bột. Dùng bột thuốc trộn với mật, nhớ uống vào sáng sớm lúc đói, mỗi ngày 5g.
- Trị rắn cắn: Dùng lá chua ngút đem nhai nuốt nước, dùng bã đắp vào vết thương.
- Nôn ra máu, đau dạ dày ruột: Dùng 8-16g quả chua ngút đem sắc uống.
- Quả chua ngót phơi khô
Lưu ý khi sử dụng chua ngút
- Cây chua ngút là loại cây có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng nó cũng có tác dụng phụ riêng. Do vậy, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng theo các bài thuốc kinh nghiệm. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả nhất.