Cốt toái bổ là gì?
- Cốt toái bổ có tên khoa học là Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J.Sm, thuộc họ dương xỉ (danh pháp khoa học: Polypodiaceae)
----------------------------------------------------
Công dụng của Cốt toái bổ
- Bổ can thận, ngăn ngừa loãng xương
- Trong y học cổ truyền Trung Quốc thân rễ khô của cốt toái bổ thường được sử dụng như một loại thảo mộc bổ thận và chống loãng xương. Điều trị hội chứng suy nhược và các bệnh liên quan đến xương, chẳng hạn như gãy xương, loãng xương và viêm khớp hàng mạn tính.
- Trong cả nghiên cứu in vitro, in vivo và phân tích hóa thực vật của RD chỉ ra rằng flavonoid có trong cốt toái bổ là một trong những hoạt chất chịu trách nhiệm cho các hoạt động bảo vệ xương.
- Diệt vi khuẩn đường miệng
- Nghiên cứu hoạt động chloroform trong cốt toái bổ giúp đánh giá tác dụng kháng khuẩn của phân đoạn chloroform với kháng sinh chống lại mầm bệnh do vi khuẩn gây ra.
- Kết quả từ nghiên cứu cho thấy, Cloroform từ cốt toái bổ kết hợp với ampicillin hoặc gentamicin đã tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn được thử nghiệm trong vòng 3 – 4 giờ. Hoạt tính cao nhất có thể chống lại mầm bệnh nha chu Prevotella intermedia và Porphylomonas gingivalis.
- Giảm lipid máu và phòng ngừa chứng xơ vữa động mạch
- Các hoạt tính sinh học của hợp chất flavonoid có trong cốt toái bổ giúp điều hòa lipid máu.
- Naringnin có trong thân rễ cốt toái bổ có tác dụng làm giảm mức cholesterol LDL-C (xấu) và triglyceride trong huyết tương cũng như ức chế hấp thu glucose. Mặt khác, nó cũng làm tăng lipoprotein cholesterol HDL-C (tốt) và điều hòa quá trình giảm các gen liên quan đến xơ vữa động mạch.
- Theo đặc tính chống tăng cholesterol có vẻ như naringin cũng góp phần vào tác dụng hạ cholesterol máu thông qua hoạt động các chất hóa học trung gian để đáp ứng với tình trạng ăn nhiều cholesterol.
- Giảm đau và an thần
- Các hợp chất flavonoid là thành phần hoạt động chính của cốt toái bổ có các hoạt tính sinh học giúp chống viêm và giảm đau.
- Flavonoid còn giúp điều chỉnh hoạt động của tế bào và chống lại các gốc tự do gây ra stress oxy hóa trên cơ thể. Nói một cách đơn giản, chúng giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn, đồng thời bảo vệ cơ thể chống lại các chất độc và tác nhân gây căng thẳng hàng ngày.
Cách dùng và lưu ý khi sử dụng Cốt toái bổ
- Liều lượng và cách dùng
- Liều dùng của cốt toái bổ có thể khác nhau đối với từng người bệnh.
- Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn cần thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
- Thông thường, bạn có thể dùng 6–12g thân rễ cốt toái bổ khô dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.
- Hơn nữa, bạn có thể dùng ngoài bằng cách dùng thân rễ tươi giã nát, đắp lên vết thương hoặc sao cháy dược liệu, tán thành bột rồi rắc lên vết thương.
- Lưu ý
- Tác dụng phụ có thể gặp:
- Hạ huyết áp
- Đau đầu, chóng mặt
- Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn)
Tương tác thuốc
- Ráng bay (Drynaria quercifolia) và Tắc kè đá (Drynaria bonii Christ) cũng được thu hái để bào chế thành dược liệu cốt toái bổ. Do đó cần tránh nhầm lẫn khi lựa chọn nguyên liệu.
- Không tự ý phối hợp các vị dược liệu với nhau.
- Cốt toái bổ là vị thuốc bồi bổ sức khỏe và làm mạnh gân xương, tuy nhiên cần tránh tình trạng lạm dụng bài thuốc từ dược liệu này. Để hạn chế rủi ro và tác dụng phụ khi sử dụng, nên chủ động trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.
- Thông báo cho bác sĩ biết về việc bạn đang bị bệnh gì kèm theo và thuốc bạn đang sử dụng để hạn chế tối đa tình trạng tương tác thuốc
Thận trọng ở một số đối tượng
- Không dùng cho người âm hư, huyết hư và không có thực nhiệt.
- Thận trọng khi dùng cho trường hợp thiếu máu kèm nội nhiệt và ứ máu.
- Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.