Cúc hoa

Cúc hoa là gì?

  • Cúc hoa có tên gọi khác là cúc diệp, nữ tiết, nữ hoa, mẫu cúc, dược cúc, cam cúc hoa, bạch cúc hoa và một số tên gọi khác. Tên khoa học của cúc hoa là Chrysanthemum morifolium Ramat, thuộc họ cúc - Asteraceae.

----------------------------------------------------

Thành phần hóa học

  • Cây cúc hoa có chứa một số thành phần hóa học, bao gồm: 
    • Apigenin
    • Quercetin 3-O-galactoside
    • Isorhamnetin-3-O-galactoside
    • Lyteolin
    • Thymol
    • Tricosane
    • Acacetin-7-O-Rhamnoglucoside
    • Lutein-7-Rhamnoglucoside
    • Camphor

Tác dụng của cúc hoa

  • Theo nghiên y học cổ truyền
    • Cúc hoa có vị đắng mà ngọt, có tính hàn và quy kinh vào kinh Phế, Tỳ, Can, Thận. Dược liệu này có một số tác dụng như:
      • Cúc hoa có tác dụng thanh nhiệt, bình Can, giải độc.
      • Chữa tình trạng chóng mặt, đầu đau, mắt đỏ, hoa mắt.
      • Chữa được bệnh ở đầu, mặt, tai, mắt như chóng mặt, váng đầu, phong nhiệt, mắt đau, nhức trong đầu, phong chạy quanh, thông lợi huyết mạch.
      • Giúp thông huyết mạch, yên trường vị, tươi nhan sắc, khỏi đau mắt, đau lưng, mộng thịt ở mắt, chảy nước mắt sống. 
      • Cúc hoa cho vào trong bao làm gối thì làm cho sáng mắt, phòng bệnh mắt.
  • Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
    • Khả năng kháng khuẩn: Cúc hoa đem sắc uống sẽ có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn như lỵ trực trùng Sonnei, tụ cầu trùng vàng, trực trùng thương hàn, liên cầu trùng dung huyết beta.
    • Ức chế vi nấm gây bệnh ngoài da: Cúc hoa có khả năng ức chế một số loại vi nấm gây bệnh ngoài da. 
    • Điều trị huyết áp cao: Cúc hoa đem sắc có tác dụng cải thiện các triệu chứng chóng mặt, mất ngủ, đầu đau có cải thiện và làm giảm huyết áp.

Một số vị thuốc từ cúc hoa

  • Trị đầu đau do phong nhiệt: Lấy mỗi loại 12g cúc hoa, thạch cao và xuyên khung đem đi tán bột. Mỗi lần dùng 6g đem uống với nước trà. 
  • Trị thái âm phong ôn, ho, sốt, hơi khát: Hạnh nhân, cát cánh và vi căn mỗi loại 8g, bạc hà và cam thảo 3.2g, cùng 6g liên kiều, 10g tang diệp, 4g cúc hoa. Tất cả đem sắc với 2 chén nước, cô lại còn 1 chén. Tất cả chia làm 3 lần uống.
  • Trị bệnh phong thấp đau nhức ở gối, chân: Cúc hoa và ngải diệp lâu năm. Tất cả đem tán bột, làm hồ đắp lên trên gối chỗ đau nhức, lâu ngày sẽ khỏi .
  • Trị tình trạng say rượu không tỉnh: Lấy cúc hoa đem đi tán bột và hòa uống.
  • Trị tình trạng hoa mắt, chóng mặt: 1 cân cam cúc hoa và 240g hồng tiêu đã bỏ mắt, đem  đi tán bột rồi trộn với nước Địa hoàng. Đem thuốc đã trộn làm thành viên, to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần dùng uống 50 viên với nước trước lúc đi ngủ.
  • Trị bệnh đinh nhọt sưng đau: Dùng 1 nắm rễ cúc hoa để giã nát rồi vắt lấy nước uống.
  • Trị phong nhiệt do Can kinh, mắt đỏ, mắt sưng đau: Đem sắc cúc hoa, bạch tật lê, khương hoạt và mộc tặc mỗi loại 12g kết hợp với 3.2g thuyền thoái dùng để uống. 
  • Trị Can Thận đều hư, mắt nhìn kém: Phục linh, cúc hoa, đơn bì, sơn thù du, câu kỷ mỗi loại 12g kết hợp với 20g thục địa, 16g sơn dược. Tất cả đem tán bột, đem trộn với mật rồi viên làm viên uống.

Lưu ý khi sử dụng cúc hoa

  • Một số điều cần lưu ý khi sử dụng dược liệu cúc hoa:
    • Đối với những người bị khí hư, vị hàn, tỳ vị hư hàn, ăn ít, tiêu chảy không nên dùng dược liệu cúc hoa
    • Không dùng cúc hoa cho những người bị dương hư hoặc đầu đau mà sợ lạnh.
    • Không nên dùng thảo dược này cho những người đang mang thai, tiêu chảy mất nước nặng, tay chân lạnh.
    • Cúc hoa các loại đều không được dùng chung với Bạch truật và Địa cốt bì.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ