Cửu thái tử
Cửu thái tử là gì?
- Hẹ có tên gọi khác là cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo và nhiều tên khác. Hẹ có vị cay, ngọt, tính ôn, vào 2 kinh can và thận, làm ấm lưng gối, dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, mộng tinh, bạch trọc.
----------------------------------------------------
Thành phần hoá học
- Trong cây hẹ có hợp chất sulfur, saponin, chất đắng và hoạt chất adorin có tác dụng kháng khuẩn và vitamin C. Trong 1 kg lá hẹ có 5 - 10 g đạm, 5 - 30 g đường, 20 mg vitamin A, 89g vitamin C, 263 mg canxi, 212 mg phốt pho và nhiều chất xơ.
- Trong hạt có ancaloit và saponin ( theo viện nghiên cứu cây thuốc của Trung Quốc). Bên cạnh đó, kết quả phân tích thành phần hóa học còn cho thấy hạt hẹ có chứa dầu, chất xơ, đạm, các vitamin B1, B2, B3 và khoáng chất như Sắt, Kẽm, Canxi.
Công dụng
- Theo y học cổ truyền
- Hạt hẹ có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hòa tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.
- Công trình Hải thượng y tông tâm lĩnh có ghi nhận công dụng điều trị niệu huyết (tiểu ra máu và đau trong đường tiểu), mộng tinh, di tinh (ở nam) và bạch đới (ở nữ) cùng các chứng đau, tê của cửu thái tử.
- Theo y học hiện đại
- Hẹ có chứa nhiều chất xơ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Chất Odorin là một kháng sinh mạnh chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.
- Theo Tạp chí Dân tộc học (Journal of Ethnopharmacology), kết quả nghiên cứu trên chuột thí nghiệm (chuột đực) cho thấy chiết xuất từ hạt hẹ thể hiện rõ khả năng kích thích tình dục.
Liều dùng & cách dùng
- Hạt hẹ được nhân dân dùng chữa di tinh, mộng tinh, tiểu tiện ra máu, đau mỏi đầu gối, đau lưng, khí hư; liều dùng 6 - 12 g/ ngày.
Bài thuốc kinh nghiệm
- Di tinh
- Hẹ và Gạo nếp, hai thứ đều nhau, hiệp chung nấu cháo nhừ, phơi sương một đêm, ăn lúc sáng sớm, ăn luôn một lúc. Hoặc dùng hạt Hẹ ăn mỗi ngày 20 hạt lúc đói với nước muối mặn mặn, hoặc chưng chín ăn.
- Điều trị xuất tinh sớm
- Lấy khoảng 4 – 5 đồng cân hạt hẹ (1 đồng cân = 3,75 g) sắc thật đặc, uống khi còn ấm nóng, ngày uống 3 lần, uống liên tiếp 3 ngày. Ở Trung Quốc, hạt hẹ còn được dùng để điều trị liệt dương, di tinh, tiết niệu không kiểm soát, đau lưng, đau đầu gối… với liều dùng từ 3 – 9 g.
Lưu ý
- Một số lưu ý bạn cần chú ý khi sử dụng Cửu thái tử (Hạt cây hẹ):
- Không nên sử dụng lâu dài và đối với những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt.
- Tránh dùng hẹ vào mùa hạ và dùng nhiều hẹ trong thời gian dài sẽ làm thần khí u mê.
- Hẹ rất kỵ với mật ong và thịt trâu.
- Không nên dùng hẹ cùng lúc với sữa vì sẽ làm cản trở sự hấp thụ canxi trong ruột.
- Những người bị lở loét , rối loạn nhiệt và mắc bệnh về mắt không nên dùng hẹ.