Đại hồi là gì?
- Đại hồi còn được gọi là hồi sao, đại hồi hương, tai vị, bác giác hồi hương. Chúng có tên khoa học là Illicium verum, thuộc họ Hồi (Illiciaceae).
----------------------------------------------------
Tác dụng của đại hồi
- Tác dụng của đại hồi theo y học hiện đại
- Nghiên cứu của các nhà khoa học theo dược lý hiện đại, tác dụng của đại hồi như sau:
- Đại hồi có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa.
- Tác dụng long đờm, ức chế sự lên men ruột, giúp quá trình trung tiện được dễ dàng.
- Dược liệu có tác dụng lợi sữa và làm dịu các cơn đau dạ dày, đau ruột.
- Tác dụng tạo mùi hương trong thuốc đánh răng.
Tác dụng của đại hồi theo y học cổ truyền
- Theo y học cổ truyền, đại hồi có vị cay, mùi thơm, tính ấm, quy vào bốn kinh Can, Thận, Tỳ và Vị. Tác dụng của dược liệu đại hồi như sau:
- Đại hồi có tác dụng chữa đau bụng, bụng đầy hơi.
- Đại hồi giúp hỗ trợ tiêu hóa, ăn uống không ngon miệng.
- Dược liệu chữa đau nhức tê thấp, thấp khớp.
- Dược liệu chữa đái dầm, ngộ độc và bệnh nấm da.
- Đại hồi có tác dụng sát trùng và giảm đau.
Liều dùng
- Liều dùng thông thường của đại hồi khoảng từ 4 – 8 g trong ngày dưới dạng thuốc hãm, rượu thuốc hoặc dùng 1 – 4 g dạng bột thuốc. Tuy nhiên, liều dùng cụ thể của đại hồi phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và tình trạng bệnh mắc phải. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này trong điều trị.
Lưu ý khi dùng
- Một số lưu ý khi sử dụng đại hồi trong điều trị như sau:
- Đại hồi không được sử dụng ở những đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần trong dược liệu này.
- Dược liệu đại hồi không được sử dụng trong điều trị ở người bệnh bị âm hư, hỏa vượng.
- Bạn không được tự ý thay đổi liều lượng các bài thuốc, không lạm dụng đại hồi trong điều trị. Sử dụng liều quá cao dược liệu này có thể gây ngộ độc với biểu hiện run tay chân, sung huyết não, phổi và co giật..
- Chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc sử dụng đại hồi là an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú. Vì vậy, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu này cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Bài thuốc y học cổ truyền từ đại hồi
- Bài thuốc chữa đau bụng, cảm hàn
- Bài thuốc chữa đau bụng, cảm hàn được thực hiện theo các công thức sau:
- Dùng đại hồi tán thành bột mịn, mỗi lần sử dụng 2 g kết hợp cùng rượu ấm, mỗi ngày uống 3 – 4 lần. Sử dụng bài thuốc trong 2 – 3 ngày có tác dụng điều trị cảm hàn, đau bụng.
- Dùng tinh dầu đại hồi uống 3 – 4 lần trong ngày, mỗi lần uống khoảng 4 giọt.
- Bài thuốc điều trị cổ trướng và thũng trướng mãn tính
- Bài thuốc từ đại hồi trong điều trị bệnh lý này như sau: Đem tán thành bột mịn hỗn hợp gồm 2 g đại hồi kết hợp với 8 g hạt bìm bịp. Bột mịn tán được chia uống với nước 3 lần trong ngày. Bạn nên sử dụng bài thuốc liên tục trong 3 – 4 ngày để đạt hiệu quả điều trị cao.
- Bài thuốc chữa đau lưng
- Công thức bài thuốc chữa đau lưng được thực hiện như sau: Bạn dùng đại hồi đã bóc bỏ hạt đem ngâm hoặc tẩm với nước muối pha loãng, vớt để ráo rồi tán nhỏ. Bạn dùng 6 – 10 g bột tán được uống cùng với rượu, bên cạnh đó bạn nên kết hợp sử dụng thêm lá ngải cứu chườm vào vị trí đau lưng.
- Bài thuốc chữa viêm cầu thận mạn tính
- Công thức bài thuốc như sau: Sắc với nước hỗn hợp gồm 8g đại hồi, 30g ý dĩ, 20g củ mài, 20g biển đậu, 20g mã đề, 20g đậu đỏ, 8g gừng khô, 4g đăng tâm và 4g nhục quế. Nước sắc được chia thành nhiều lần uống trong ngày.
- Bài thuốc chữa đại tiện không lợi
- Công thức bài thuốc gồm 40g đại hồi và 160g hạt bìm bìm đen. Bạn đem tán nhỏ hỗn hợp thành bột mịn. Bột tán được dùng uống với nước gừng, mỗi lần sử dụng 4g bột.