Địa du
Địa du là gì?
- Địa du hay còn gọi là Sanguisorba officinalis L., có công dụng chữa suy nhược, lợi tiêu hóa, mồ hôi trộm, di tinh.
----------------------------------------------------
Thành phần hoá học
- Thành phần chủ yếu tìm thấy ở Địa du là tannin, saponoside và flavon. Người ta dựa vào màu đỏ của hoa từ đó nghĩ đến có thể có tác dụng cầm máu, chảy máu đường tiêu hoá, đường tiểu, thận, ngoài ra còn dùng khi bị ỉa chảy và ra khí hư. Người ta nhận thấy có thể chất tannin là thành phần chính của Địa du.
Công dụng
- Theo y học cổ truyền
- Y học cổ truyền mô tả Địa du có vị đắng, tính hơi hàn (lạnh). Địa du không có độc, có tính chất mát huyết và cầm máu. Địa du có tác dụng điều trị ở các trường hợp phụ nữ tắc sữa, khí hư, đau bụng khi hành kinh.
- Ngoài ra, Địa du còn dùng để chữa các trường hợp nôn ra máu, chảy máu cam, đại tiện ra máu, ỉa chảy, kinh nguyệt ra nhiều, mọi chứng huyết của phụ nữ khi hậu sản.
- Địa du dùng như sau: Ngày uống thuốc sắc từ 5g đến 10g. Dùng ngoài không có hạn chế liều lượng.
- Theo y học hiện đại
- Địa du dùng với tính chất cầm máu, trợ tiêu hóa, rửa vệ sinh vết loét, điều trị khí hư.
Liều dùng & cách dùng
- Không rõ.
Bài thuốc kinh nghiệm
- Dùng trong các trường hợp phụ nữ bị băng huyết, người bị chảy máu cam hay đi ngoài ra máu…
- Địa du 7g phối hợp với A giao 3g, Đại táo 50g và Cam thảo 2g. Đun nước 600ml sắc đến khi chỉ còn 200ml. Sau đó chia làm 3 lần uống trong một ngày (đơn thuốc của Diệp Quyết Tuyền).
- Trị lao phổi ho ra máu:
- Địa du sao 12g phối hợp với Bạch mao căn 80g, Sanh cam thảo và Bách thảo sương cùng lấy 8g, lấy nước sắc chia làm nhiều phần để uống nhiều lần trong ngày (Trung y tạp chí 1966, 4:31).
- Trị bỏng do nước sôi:
- Dùng rễ Địa du rửa sạch phơi khô, sau đó sao thành than tồn tính tán thành bột mịn, rồi với trộn dầu mè thành cao mềm 50%, trực tiếp bôi vào vết bỏng, dùng nhiều lần trong ngày.
Lưu ý
- Địa du là loài cây dược liệu đang phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Địa du có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ.