Diên hồ sách là gì?
- Duyên hồ sách còn được gọi là huyền hồ, diên hồ sách hay nguyên hồ sách. Tên khoa học là Corydalis yanhusuo – thuộc họ papaveracea. Loại thực vật này thuộc loại cây cỏ sống lâu năm, chiều cao khoảng 20cm, thân cây nhỏ có lá mọc kép xẻ lông chim. Hoa cây nở màu tím và nở chủ yếu vào tháng 5.
- Rễ cây duyên hồ sách là bộ phận được sử dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh. Dược liệu sau khi thu hái được rửa sạch, sấy hoặc phơi khô. Trước khi sử dụng trong điều trị dược liệu cần được sơ chế, tùy thuộc vào mục đích sử dụng để sơ chế duyên hồ sách.
----------------------------------------------------
Tác dụng của duyên hồ sách
- Tác dụng của vị thuốc duyên hồ sách trong điều bệnh đã được nghiên cứu và chứng minh cả về mặt Y Học Hiện Đại và Y Học Cổ Truyền.
- Công dụng trong Y Học Hiện Đại:
- Tác dụng chống trầm cảm: Nghiên cứu từ các nhà khoa học thực hiện trên chuột cho thấy dược liệu duyên hồ sách có công dụng hữu ích trong điều trị trầm cảm;
- Tác dụng trị bệnh suy tim và bệnh tim mạch vành: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh dược liệu duyên hồ sách chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống lại tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ. Kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất từ duyên hồ sách giúp cải thiện chức năng tim, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và hỗ trợ điều trị suy tim;
- Tác dụng ngăn cản sự hình thành khối u: Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng sử dụng kết hợp hai vị thuốc duyên hồ sách và nghệ với tỷ lệ 2:3 giúp ngăn sự hình thành tế bào ung thư.
- Công dụng trong Y Học Cổ Truyền: Vị thuốc duyên hồ sách có vị cay hơi đắng, tính ôn, không độc và quy và kinh can, tỳ, phế. Dược liệu có công dụng tán ứ, hoạt huyết, giảm đau và lợi khí nên được sử dụng trong điều trị đau bụng kinh, viêm phụ khoa, kinh nguyệt không đều, u xơ tuyến vú, giảm đau và ho.
Duyên hồ sách trong các bài thuốc trị bệnh
- Bài thuốc trị u xơ tuyến vú
- Sử dụng bài thuốc gồm xích thược, huyền hồ, hương phụ chế, xuyên luyện tử (cây xoan), lá quất, sài hồ, đào nhân và hồng hoa, mỗi vị thuốc dùng 12g; 16g đan sâm. Hỗn hợp dược liệu đem sắc với nước và dùng 1 thang mỗi ngày.
- Bài thuốc trị viêm phần phụ
- Viêm phần phụ là bệnh lý về phụ khoa với các triệu chứng viêm nhiễm phần phụ như buồng trứng, vòi tử cung... bệnh lý có thể dẫn đến vô sinh hoặc hiếm muộn.
- Trong trường hợp này người bệnh có thể sử dụng bài thuốc như sau: 8g duyên hồ sách, 16g kê huyết đằng, 16g ý dĩ, 10g xuyên khung, 12g mỗi vị thuốc gồm bồ công anh và kim ngân hoa, 4g mỗi vị thuốc gồm nhũ hương, cam thảo và mộc dược. Hỗn hợp dược liệu đem sắc với nước, dùng mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc chữa đau bụng kinh
- Sử dụng 3g đương quy, 2,5g can khương, 3g quế chi, 4g corydalin đem sắc trong 300ml đến khi còn khoảng 100ml thì dừng, chia thành nhiều lần uống trong ngày.
- Bài thuốc trị ho có đờm
- Sử dụng 10g khô phàn và 40g duyên hồ sách đem tán nhỏ và hoàn thành viên. Mỗi ngày uống từ 4 – 8 viên thuốc giúp điều trị ho có đờm.
- Bài thuốc trị chảy máu cam
- Dùng dược liệu duyên hồ sách đem tán nhỏ, dùng bọc trong lụa và nhét vào lỗ mũi ở bên không chảy máu cam.
Một số lưu ý khi sử dụng duyên hồ sách
- Bên cạnh những tác dụng của duyên hồ sách đối với sức khỏe, vị thuốc này cũng có những chống chỉ định và tác dụng phụ riêng. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng vị thuốc duyên hồ sách trong điều trị như sau:
- Chống chỉ định: Dược liệu có tính hành huyết, phá huyết nên không được sử dụng ở phụ nữ có thai. Bên cạnh đó, người kinh nguyệt ít, sắp đến kỳ kinh nguyệt, bị huyết trắng, sản hậu huyết hư, bệnh do huyết nhiệt (máu nóng), huyết hư mà không có ứ trệ cũng được chống chỉ định dùng duyên hồ sách;
- Tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng duyên hồ sách là trướng bụng, hoa mắt, chóng mặt, thiếu sức, nổi sởi... Đặc biệt khi dùng vị thuốc này quá liều lượng khuyến cáo sẽ dẫn đến ức chế hô hấp, toàn thân rã rời, đầu óc mê man, tụt huyết áp, tim đập chậm, hô hấp tê liệt và thâm chí là tử vong;
- Kiêng kỵ: Vị thuốc duyên hồ sách tương kỵ với cà phê, khi dùng chung sẽ làm giảm tác dụng của dược liệu.