Đỗ trọng

Đỗ trọng là gì?

  • Đỗ trọng có tên khoa học là Eucomia ulmoides Oliv thuộc họ Đỗ trọng (Eucommiaceae), có tên gọi khác là tư trọng, ngọc ti bì, ty liên bì hay mộc miên vì trong vỏ có chất sợi tơ bạc, là loại cây di thực, có ở Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình.

----------------------------------------------------

Tác dụng của Đỗ trọng

  • Đỗ trọng có công năng giúp làm hạ áp, hạ cholesterol, giãn mạch, kháng viêm, chống co giật, giảm đau, cầm máu, lợi tiểu, ôn thận, tráng dương, mạnh gân cốt, an thai, nhuận can táo, bổ can hư.

Các bài thuốc từ cây Đỗ trọng

  • Cây Đỗ trọng là một vị thuốc quý được sử dụng trong một số bài thuốc điều trị bệnh bao gồm:
    • Đau vùng thắt lưng: Những vị thuốc bao gồm Đỗ trọng, hạt quýt mỗi vị 80gram, sao và tán nhỏ, uống dần với thang nước muối và rượu. Hoặc có thể sử dụng tỳ giải, địa cốt bì sắc cách thủy với rượu để uống hàng ngày.
    • Ra mồ hôi trộm: Đỗ trọng và mẫu lệ với số lượng bằng nhau sau đó tán nhỏ uống với rượu, mỗi lần một thìa.
    • Trẻ bẩm sinh ốm yếu, trẻ bị co giật, hen suyễn, mất tiếng, lỵ mãn tính, cam tích, bị trướng, còi xương, chậm nói hoặc chậm biết đi. Bài thuốc bao gồm các vị thuốc đó là Đỗ trọng, sơn dược, thục địa, sơn thù, phục linh, ngưu tất mỗi vị 4 gram, mẫu đơn và trạch tả mỗi vị 3 gram, ngũ vị 2 gram, phụ tử chế 1,2 gram và nhục quế 0,8 gram. Sắc các vị thuốc lên và uống.
    • Phụ nữ sảy thai nhiều lần: Đỗ trọng, ba kích, cẩu tích, thục địa, vú bò, đương quy. củ gai, tục đoạn, ý dĩ sao mỗi vị 10 gram, sắc uống và uống dự phòng khi thai được 2-3 tháng.
    • Thận yếu, mỏi gối, đau lưng, liệt dương: Đỗ trọng, ngư tất, đương quy, tục đoạn, thục địa, ba kích, cẩu tích, mạch môn, cốt toái bổ, hoài sơn mỗi vị 12 gram, sắc uống hoặc tán thành bột làm viên với mật ong, mỗi ngày sử dụng 15-20 gram, chia làm 2 lần. Hoặc sử dụng Đỗ trọng và tỳ giải mỗi vị 16 gram, cẩu tích 20 gram, rễ gốc hạc, thỏ tỳ từ và rễ cỏ xước mỗi vị 12 gram, cốt toái bổ 16 gram, củ mài 25 gram, sắc các vị thuốc trên và uống.

Kiêng kỵ

  • Một số bài thuốc cần tránh khi uống cùng vị thuốc Đỗ trọng như:
    • Không dùng Đỗ trọng với xà thoái và huyền sâm, theo sách bản thảo kinh giải.
    • Bệnh nhân không phải can thận hư hoặc âm hư hỏa vượng thì không dùng vị thuốc cây Đỗ trọng, theo đông dược học thiết yếu.
    • Người âm hư có nhiệt phải sử dụng Đỗ trọng một cách cẩn thận, theo lâm sàng thường dụng trung dược thủ sách.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ