Golimumab
Golimumab là gì?
- Golimumab là một kháng thể đơn dòng IgG1қ ở người có nguồn gốc từ việc tiêm chủng cho chuột biến đổi gen với TNFα ở người.
----------------------------------------------------
Chỉ định
- Được sử dụng ở người lớn (i) như một thuốc bổ trợ điều trị methotrexate ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp hoạt động từ trung bình đến nặng (RA), (ii) hoặc như một thuốc bổ trợ điều trị methotrexate ở bệnh nhân viêm khớp vảy nến hoạt động (PsA), (iii) như một tác nhân duy nhất ở những bệnh nhân bị viêm khớp mắt cá chân hoạt động (AS) và (iv) là một tác nhân duy nhất ở những bệnh nhân bị viêm loét đại tràng mức độ trung bình đến nặng (UC) cần sử dụng steroid mãn tính hoặc đã không dung nạp thuốc hoặc chỉ đáp ứng một phần với thuốc trước đó.
Liều dùng/Hướng dẫn sử dụng
- Viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp tự phát thiếu niên: 50 mg 1 lần/tháng vào cùng một ngày mỗi tháng.
- Viêm khớp vẩy nến, viêm cột sống dính khớp, viêm cột sống khớp trục: 50 mg 1 lần/tháng vào cùng một ngày mỗi tháng [bệnh nhân >100 kg không đạt đáp ứng sau 3-4 liều: xem xét tăng đến 100 mg 1 lần mỗi tháng (phải tính đến tăng nguy cơ phản ứng có hại), xem xét việc tiếp tục điều trị nếu không có bằng chứng lợi ích điều trị sau khi bổ sung 3-4 liều 100 mg].
- Viêm loét đại tràng: <80 kg: khởi đầu 200 mg, liều kế tiếp 100 mg vào tuần 2, tiếp tục dùng 50 mg (nếu đáp ứng đầy đủ) hoặc 100 mg (nếu đáp ứng không đầy đủ) vào tuần 6 và mỗi 4 tuần sau đó; ≥80 kg: khởi đầu 200 mg, liều kế tiếp 100 mg vào tuần 2, tiếp tục 100 mg mỗi 4 tuần sau đó; trong thời gian điều trị duy trì, có thể giảm dần liều corticosteroid theo hướng dẫn thực hành lâm sàng; xem xét việc tiếp tục điều trị nếu không có bằng chứng lợi ích điều trị.
Quá liều
- Đã sử dụng liều đơn đến 10 mg/kg dùng đường tĩnh mạch trong một nghiên cứu lâm sàng mà không có độc tính phụ thuộc liều. Nếu quá liều, đề nghị theo dõi bệnh nhân về bất kỳ các dấu hiệu hoặc triệu chứng của tác dụng bất lợi và tiến hành điều trị triệu chứng phù hợp ngay lập tức.
Cách dùng
- Tiêm dưới da. Nếu cần tiêm nhiều lần, nên tiêm ở các vị trí khác nhau.
Chống chỉ định
- Quá mẫn với thành phần thuốc. Bệnh lao thể hoạt động, nhiễm khuẩn nặng khác như nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn cơ hội. Suy tim trung bình-nặng.
Thận trọng
- Nhiễm khuẩn (bao gồm nhiễm khuẩn huyết và viêm phổi), nhiễm khuẩn Mycobacterium (bao gồm bệnh lao), nhiễm nấm xâm lấn, nhiễm khuẩn cơ hội. Cư trú hoặc du lịch đến vùng có dịch nhiễm nấm xâm lấn như histoplasma, coccidioides, blastomyces: cân nhắc lợi ích/nguy cơ trước khi bắt đầu điều trị. Đánh giá bệnh lao thể hoạt động và không hoạt động (tiềm ẩn) bao gồm tiền sử bệnh của cá nhân hoặc có thể tiếp xúc trước đây với người bệnh lao và điều trị ức chế miễn dịch đã dùng trước đây và/hoặc hiện tại. Trước khi bắt đầu dùng Simponi: điều trị lao tiềm ẩn; cân nhắc điều trị kháng lao ở bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ hoặc có yếu tố nguy cơ quan trọng với bệnh lao và kết quả âm tính với lao tiềm ẩn, có tiền sử lao tiềm ẩn/thể hoạt động mà không thể xác định được phác đồ điều trị đầy đủ; điều trị nhiễm HBV; cân nhắc lợi ích/nguy cơ ở bệnh nhân có rối loạn thoái hóa myelin từ trước hoặc mới khởi phát. Tiền sử bệnh u ác tính. Cân nhắc tiếp tục điều trị cho bệnh nhân mới xuất hiện u ác tính. Nguy cơ u lympho và bệnh bạch cầu gia tăng ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp với bệnh lý viêm kéo dài và có hoạt tính cao. Khám da định kỳ, đặc biệt cho bệnh nhân có yếu tố nguy cơ ung thư da. Tính đến thời gian bán hủy kéo dài của thuốc nếu lên kế hoạch phẫu thuật. Ngừng điều trị nếu xuất hiện triệu chứng gợi ý h/c giống lupus và kháng thể kháng DNA sợi kép, dấu hiệu/triệu chứng gợi ý rối loạn tạo máu, phản ứng phản vệ, phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Chuyển đổi giữa các liệu pháp sinh học DMARD. Bệnh nhân nhiễm khuẩn mạn tính, tiền sử nhiễm khuẩn tái phát, nhạy cảm với latex, ≥65t., suy gan, không dung nạp fructose (không nên dùng), COPD, nghiện thuốc lá nặng, suy tim nhẹ (phân loại NYHA I/II). Phụ nữ có khả năng sinh con: tiếp tục dùng biện pháp tránh thai ít nhất 6 tháng sau liều cuối cùng, có thai: chỉ dùng khi thật cần thiết, không cho con bú trong lúc điều trị và ít nhất trong vòng 6 tháng sau khi kết thúc điều trị.
Tác dụng không mong muốn
- Rất thường gặp: viêm mũi họng, viêm họng, viêm thanh quản, viêm mũi.
- Thường gặp: nhiễm vi khuẩn (như viêm mô tế bào), nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới (như viêm phổi), nhiễm virus (như cúm, herpes), viêm phế quản, viêm xoang, nhiễm nấm bề mặt, áp xe; giảm bạch cầu (bao gồm giảm bạch cầu trung tính), thiếu máu; co thắt phế quản, quá mẫn, nổi mày đay, tự kháng thể dương tính; trầm cảm, mất ngủ; chóng mặt, nhức đầu, dị cảm; tăng HA; hen, triệu chứng liên quan hen (như thở khò khè, phản ứng quá mức của phế quản); rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày-ruột, đau bụng, buồn nôn, rối loạn do viêm dạ dày-ruột (như viêm dạ dày, viêm đại tràng), viêm miệng; tăng ALT, tăng AST; ngứa, phát ban, rụng tóc, viêm da; sốt, suy nhược, phản ứng tại vị trí tiêm (như đỏ nơi tiêm, mày đay, cứng, đau, bầm tím, ngứa, kích ứng và dị cảm tại vị trí tiêm), khó chịu ở ngực; gãy xương.
Tương tác
- Không dùng đồng thời liệu pháp sinh học khác bao gồm anakinra, abatacept; vaccine sống, tác nhân lây nhiễm.