Gừng(Sinh khương)

Gừng (Sinh khương) là gì?

  • Sinh khương thực chất là củ (thân rễ) của cây gừng tươi. Dược liệu này có danh pháp khoa học là Zingiber officinale, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Ngoài ra còn có vị thuốc khác là can khương, dùng để chỉ thân rễ cây gừng đã được phơi khô.

----------------------------------------------------

Thành phần hóa học

  • Gừng tươi chứa nhiều thành phần đa dạng gồm có:
    • 2 – 3% tinh dầu, nhiều nhất là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic
    • 5% chất nhựa dầu, 3,7% chất béo, tinh bột
    • Các chất cay như shogaola, zingerola, zingeron, trong đó hoạt chất zingeron chính là thành phần tạo nên vị cay của gừng

Tác dụng của Sinh khương

  • Theo y học cổ truyền
    • Sinh khương có vị cay, tính ấm, quy vào kinh Phế, Tỳ, Vị và Thận.
    • Tác dụng: Tán hàn giải biểu, ôn trung cầm nôn, chỉ ho, giải độc.
    • Chủ trị:
      • Phát tán phong hàn: Điều trị cảm mạo gây ra do phong hàn. Có thể sử dụng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc khác như tía tô, kinh giới, bạch chỉ…
      • Phòng cảm lạnh: Uống trà gừng sau khi đi mưa hoặc ra gió sẽ giúp phòng tránh cảm lạnh vô cùng hiệu quả. Có thể dùng với mật ong hoặc đường tùy khẩu vị.
      • Làm ấm dạ dày, giảm triệu chứng đau bụng khó tiêu, đầy hơi trướng bụng, cầm nôn khi mắc cảm lạnh.
      • Phát huy hiệu quả tuyệt vời đối với phụ nữ sau sinh mắc chứng chân tay lạnh, mặt nặng, đầy bụng, khí huyết ngưng trệ, cảm lạnh…
      • Giảm ho, tiêu đờm do lạnh gây ra, có thể dùng riêng sinh khương hoặc kết hợp với các dược liệu như cát cánh, hạnh nhân, tô tử…
      • Giải độc cơ thể, giải dị ứng do ăn hải sản, có thể kết hợp và làm giảm độc tính của các dược liệu khác như phụ tử, bán hạ, nam tinh…
      • Dùng gừng tươi để cứu huyệt vị, bổ sung thêm khi nấu cao để làm giảm hoặc mất mùi hôi tanh của xương động vật.
      • Ngoài ra người ta cũng sử dụng gừng để đắp trực tiếp lên vết thương, chữa sưng phù, làm thuốc xoa bóp.
  • Theo y học hiện đại
    • Củ gừng tươi đã được chứng minh là có nhiều tác dụng dược lý, trong đó nổi bật nhất là:
      • Làm giảm vận động tự nhiên, ức chế thần kinh trung ương, kéo dài thời gian gây ngủ khi dùng thuốc barbituric.
      • Gingerol và shogaol có công dụng giảm sốt khi thử nghiệm trên chuột được gây sốt thông qua tiêm men bia. Ngoài ra hai chất này cũng có khả năng chống co thắt.
      • Giảm ho, giảm đau, kháng viêm.
      • Tác dụng kích thích khi được sử dụng tại chỗ.
      • Có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn như trùng roi âm đạo Trichomonas, khuẩn nấm T.violaceum, vi khuẩn phẩy hoắc loạn, trực khuẩn thương hàn…
      • Bảo vệ niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa viêm loét, lợi mật, bảo vệ gan, giải nhiệt.
      • Người bình thường nhai củ gừng tươi có thể có tác dụng tăng huyết áp.

Một số vị thuốc từ Sinh khương

  • Trị ho, nhức đầu, cảm cúm, cơ thể đau mỏi: Giã nhỏ gừng sống, tẩm với rượu và xào nóng, xát trực tiếp lên vùng bị đau mỏi.
  • Điều trị ho dai dẳng, ợ: Gừng sống ép lấy 1 thìa nước cốt, trộn thêm 1 thìa mật ong. Đun nóng và uống dần.
  • Trị sổ mũi: Bột bạch chỉ pha với nước gừng tươi, thoa trực tiếp lên huyệt thái dương.
  • Chữa nôn mửa:
    • Bài thuốc 1: Nhấm gừng sống từng chút một đến khi hết buồn nôn.
    • Bài thuốc 2: 20ml sữa bò, 10ml nước gừng sống, đun nóng và uống dần.
  • Trị ho đờm, sổ mũi, ngạt mũi, nhức đầu, sốt gai rét, cảm thấp nhiệt: Hành trắng, gừng sống mỗi loại từ 15 – 20g, sắc uống khi còn nóng kết hợp với xông để ra mồ hôi.
  • Trị cảm mạo, phong hàn: 3 lát gừng tươi, 6g vỏ quýt, 6g địa liền, 6g bạch chỉ, 10g bạc hà, 10g kinh giới, 10g tía tô, sắc lấy nước uống 1 thang/ngày, uống liên tục trong 3 ngày.
  • Trị chứng cấm khẩu do trúng phong: Nước cốt gừng, nước sắc kinh giới, rượu, nước măng vòi (dùng vòi tre hơ lửa và vắt lấy nước cốt), mỗi vị có liều lượng bằng nhau. Dùng bằng đường uống.

Lưu ý khi sử dụng Sinh khương

  • Hàm lượng khuyến nghị là từ 4 – 12g mỗi ngày tùy từng tình trạng bệnh, nếu dùng quá nhiều sẽ gây nóng.
  • Kiêng kỵ dùng cho người nhiệt thịnh, âm hư nội nhiệt
  • Gừng có công dụng tăng huyết áp, vì vậy không nên dùng cho người bị huyết áp cao
  • Không dùng cho người bị nôn do vị nhiệt, ho do phế nhiệt
  • Không nên dùng cho người có thai, có nhiệt, bởi tính cay của dược liệu có thể gây hại cho khí huyết của cơ thể
  • Thận trọng khi kết hợp với tần tiêu, dạ minh sa, hoàng liên, hoàng cầm
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ