Hạ khô thảo

Hạ khô thảo là gì?

  • Hạ khô thảo hay còn được gọi là Mạch Hạ Khô, Tịch Cú, Bổng Trụ Đầu Hoa… thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae) với tên khoa học là Prunella vulgaris L. Trong y học, Hạ khô thảo có tác dụng điều trị lao hạch, viêm họng, viêm tử cung, đái tháo đường, mụn nhọt, cao huyết áp.

----------------------------------------------------

Thành phần hóa học

  • Trong Hạ khô thảo chứa:
    • Alkaloid tan trong nước.
    • Tinh dầu: chứa D-camphor (khoảng 50%), a-fenchon và D-fenchon.
    • 3,5% muối vô cơ: trong các muối vô cơ chủ yếu là Kali chlorua.
    • Chất đắng có trong dược liệu là Prunellin (trong đó phần không đường là acid ursolic).
    • Ngoài ra còn có Denphinidin cyanidin.
    • Ở Pháp, người ta đã xác định trong cây có: nhựa chất đắng, tanin, tinh dầu, chất béo, lipase, một glucosid tan trong nước (0,7g/kg cây khô) và một saponosid acid (1,10g).

Tác dụng của Hạ khô thảo

  • Theo y học cổ truyền
    • Tính vị theo đông y: Vị đắng, cay, tính hàn, không độc, vào hai kinh can và đởm. Hạ khô thảo có tác dụng thanh can hỏa, tán uất kết, tiêu ứ sáng mất, làm thuốc chữa loa lịch, giải trừ nhiệt độc ở tử cung và âm hộ.
  • Theo y học hiện đại
    • Hạ khô thảo thường dùng trị đau mắt hay chảy nước mắt, tràng nhạc (lao hạch), bướu cổ, sưng vú, viêm tử cung và âm hô, gan mật nhiệt, huyết áp cao, viêm thần kinh da, lở ngứa, mụn nhọt, hắc lào, vẩy nến, lợi niệu chữa tiểu buốt, tiểu rắt.

Liều lượng và cách dùng Hạ khô thảo

  • Dùng 8 – 16g/ngày. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Bài thuốc chữa bệnh từ Hạ khô thảo

  • Điều trị lao hạch
    • Hạ khô thảo 200g sắc đặc, uống trước bữa ăn 2 giờ. Hoặc dùng hạ khô thảo 8g, cam thảo 2g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
  • Lợi niệu, chữa tiểu buốt, tiểu rắt 
    • Hạ khô thảo 8g, hương phụ 2g, cam thảo 1g, nước 300ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
  • Điều trị cao huyết áp
    • Hạ khô thảo rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ 40g, chia 2 lần uống trong ngày, sau hai bữa cơm. Uống liên tục 10 ngày, nghỉ 7 ngày, rồi uống tiếp tục như thế từ 2 – 4 đợt, tùy bệnh nặng nhẹ. Hoặc dùng hạ khô thảo, bồ công anh, hạt muồng ngủ sao, mỗi vị 20g. Hoa cúc, lá mã đề, mỗi vị 12g, sắc uống.
  • Chữa vết bầm, vết thương
    • Dùng Hạ khô thảo giã và đắp vào vết thương.

Lưu ý khi sử dụng Hạ khô thảo

  • Những người sợ lạnh, lạnh trong người, ăn uống kém, bụng chướng, khó tiêu… nên cẩn trọng khi sử dụng.

Bảo quản Hạ khô thảo

  • Bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt và ẩm mốc.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ