Hải mã là gì?
- Cá ngựa hay còn được gọi là Hải mã; Hải long; Thủy mã, thuộc họ Cá chìa vôi với danh pháp khoa học là Syngnathidae. Trong y học, Cá ngựa có tác dụng làm Làm ấm thận, tráng dương, gây hưng phấn, kích thích sinh dục, giảm đau. Ở Trung Quốc, người ta dùng cá ngựa tươi nấu với thịt gà ăn làm thuốc bổ khí huyết, ôn thận dương.
----------------------------------------------------
Công dụng
- Với nam giới: Tăng cường chức năng sinh lý nam giới, chữa liệt dương, chữa rối loạn cương dương, chữa xuất tinh sớm, chữa chứng di tinh di niệu, cải thiện chức năng sinh sản.
- Với phụ nữ: Chữa vô sinh hiếm muộn, dùng cho sản phụ khó đẻ.
- Chữa mụn nhọt, chữa suy nhược thần kinh.
Chống chỉ định
- Do có tính ấm nóng nên cá ngựa không thích hợp cho những đối tượng có thể âm hư hỏa vượng:Đang sốt, nóng trong người, lở miệng, hay khát nước, viêm mũi xoang mãn tính.
- Người đang mang thai vì nó có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
- Người bị cảm cúm cũng không nên dùng cá ngựa vì tình trạng có thể thêm tồi tệ.
Dược lý
- Tính vị: vị ngọt, mặn, tính ôn, không có độc.
- Quy kinh: Can và Thận.
- Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, hải mã (cá ngựa) chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe:
- Các enzym sinh tổng hợp prostaglandin: Chất này tham gia vào quá trình điều hòa thần kinh, ổn định hóc môn và cải thiện hệ miễn dịch. Đồng thời, prostaglandin cũng kích thích sản xuất oxytocin – một loại hóc môn được biết đến với tên gọi là chất hóa học của tình yêu vì nó giúp chi phối các hoạt động tình dục của não bộ.
- Docosahexaenoic acid (DHA): Đây là vật liệu cơ bản để các quý ông có khả năng sản xuất ra tinh trùng.
- Peptid: Chất này được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhiễm của các tế bào ngoại lai.
- Protein: Với hàm lượng protein cao, cá ngựa có tác dụng chống oxy hóa, kéo dài tuổi xuân.
- Các gene chống khối u: Một số gene đặc biệt được tìm thấy trong cá ngựa được cho là có khả năng chống lại sự hình thành và phát triển của khối u.