Hoàng bá

Hoàng bá là gì?

  • Hoàng Bá hay còn được gọi là Hoàng Nghiệt, Quan Hoàng Bá, thuộc họ Cam với danh pháp khoa học là Rutaceae. Trong y học, Hoàng Bá có tác dụng chữa kiết lỵ, hoàng đản do viêm ống mật, viêm đường tiết niệu, đái đục, âm hư phát sốt, nóng trong xương, ra mồ hôi chậm, di tinh, khí hư, ung nhọt, sưng đau, đau mắt, viêm tai, rối loạn tiêu hóa.

----------------------------------------------------

Thành phần hóa học

  • Thành phần hóa học chủ yếu trong vỏ hoàng bá là các alcaloid như berberin, palmatin, jatrorrhizin, phellodendrin, magnoflorin, candicin. Ngoài ra, còn có obacunon, obaculacton, limonin. Các hợp chất phenolic gồm glucosid của 5-5’ dimethoxylariciresinol 2-(p-hydroxy phenyl) ethanol và N.methylhigenamin, lionresinol syringin,…
  • Trong lá hoàng bá, có phelamurin (1% trong lá tươi) và amurensin (0,04% trong lá tươi), các chất flavon như phelodendrosil và aglycol phelamuretin, hyperin, phenosid…
  • Quả hoàng bá chứa các limonoid, 2 chất mới được xác định cấu trúc là kihadalacton A và B cùng với 7 turucalan triterpenoid là niloticin dihydroniloticin,…
  • Tinh dầu quả chứa myrcen và geraniol.
  • Hạt chứa các limonoid như n, obacunon,…
  • Trong rễ cây hoàng bá, ngoài berberin, palmatin magnoflorin, jatrorrhizin, người ta còn chiết được một alcanoid nhân indol là canthin 6-on (0,04%).

Tác dụng của Hoàng Bá

  • Theo y học cổ truyền
    • Tính vị
      • Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh, Trung dược đại từ điển, Đông dược học thiết yếu)
      • Vị đắng, cay (Trân Châu Nang)
      • Không độc (Biệt Lục)
    • Quy kinh
      • Hoàng bá được quy vào các kinh sau:
        • Kinh Thận và Bàng quang (Trung dược đại từ điển, Đông dược học thiết yếu)
        • Kinh túc Thiếu âm Thận, thủ Thiếu âm Tâm (Bản thảo kinh giải)
        • Kinh túc Thiếu âm Thận, thủ Quyết âm Tâm bào (Y học nhập môn)
        • Theo y học cổ truyền, hoàng bá dùng để chữa lỵ, tiêu chảy, hoàng đản, đái đục, di mộng tinh, đái ra máu, trĩ, xích bạch đới, cốt chưng lao nhiệt ( triệu chứng chủ yếu của bệnh lao) mắt sưng đỏ, loét miệng lưỡi, viêm âm đạo, sưng tinh hoàn, đái đường.
  • Theo y học hiện đại
    • Theo y học hiện đại, các chế phẩm từ hoàng bá được dùng để điều trị thực nghiệm cho các bệnh: viêm màng não, lỵ trực trùng, viêm phổi, lao phổi, viêm âm đạo do trùng roi, viêm tai giữa mủ, viêm xoang hàm mạn tính.

Liều lượng và cách dùng Hoàng Bá

  • Sử dụng mỗi ngày 6 – 12 gram, dùng ở dạng thuốc sắc hoặc tán thành bột mịn rồi hòa làm viên. Có thể áp dụng các bài thuốc cho người lớn và cả trẻ em. Ngoài ra, có một số bệnh lý dùng để đắp ngoài da hoặc xức lên vị trí bị tổn thương.

Bài thuốc chữa bệnh từ Hoàng Bá

  • Chữa di tinh đái đục: Hoàng bá sao 640g, vỏ hến nung 640g. tán nhỏ thành bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê (Hải Thượng Lãn Ông).
  • Chữa di mộng tinh: Hoàng bá 60g, thục địa 40g, thiên môn 40g, đảng sâm 40g, sa nhân 30g, cam thảo 10g. Tất cả phơi khô tán bột, trộn với mật ong, làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 viên với nước nóng trước bữa ăn khoảng 1 giờ (Bệnh viện Việt Trung-Hà Nội).
  • Chữa tiêu chảy cho trẻ em: Dùng viên tiêu chảy “B”- Hoàng bá 125g, ngũ vị tử 42,5g, ngũ bội tử 37,5g, bạch phàn 25g. Tán bột mịn luyện với hồ làm thành viên bằng hạt ngô. Trẻ em duwois 1 tuổi, ngày uống 4-6 viên, chia làm 3-4 lần, hòa với nước đun sôi để nguội, 2-3 tuổi ngày uống 6-8 viên, 4 tuổi trở lên uống 9-12 viên.
  • Chữa viêm gan cấp tính, sốt, bụng trướng, đau vùng gan, tiểu tiện đỏ: Hoàng bá 16g, mộc thông, chi tử, chỉ xác, đại hoàng hay chút chít, nọc sởi, mỗi vị 10g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
  • Chữa tiêu hóa kém, hoàng đản do viêm đường mật: Hoàng bá 14g, chi tử 14g, cam thảo 6g. Sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
  • Chữa lở miệng loét lưỡi: Hoàng bá cắt thành từng mẫu nhỏ, ngậm. Có thể nuốt nước.
  • Chữa sốt xuất huyết: Hoàng bá, ngưu tất, tri mẫu, sinh địa, huyền sâm, mạch môn, hạt muồn (sao), đan sâm, đơn bì, xích thược, cỏ nhọ nồi, trác bá (sao), huyết dụ, mỗi vị 10-16g. Sắc uống ngày 1 thang

Lưu ý khi sử dụng Hoàng Bá

  • Sử dụng hoàng bá quá mức có thể gây vàng da sơ sinh và kernicterus (một rối loạn chức năng não do bilirubin). Một số biện pháp phòng ngừa như theo dõi bilirubin và hemoglobin vẫn cần thiết cho những bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh.
  • Người tỳ hư tiêu chảy, dạ dày yếu, ăn kém không nên dùng.

Bảo quản dược liệu Hoàng Bá

  • Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc, mỗi lần sử dụng cần đậy kín bao bì.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ