Hoàng Đằng

Hoàng Đằng là gì?

  • Hoàng đằng được mệnh danh là vị thuốc kháng sinh từ thảo dược vô cùng hiệu nghiệm. Một số công dụng chính của loại dược liệu này có thể kể đến như chống viêm nhiễm, điều trị tiêu chảy.

----------------------------------------------------

Thành phần hóa học Hoàng đằng

  • Trong dược liệu này có chứa hoạt chất alcaloid, trong đó có các chất chính như berberin, columbamin, một chút jatrorrhizin, palmatin 1 – 3,5%.
  • Ngoài ra còn có một số thành phần hóa học khác như tenophylloloside 3, fibleucinoside 4, fibraurinoside 5, fibleucine 1 và fibraucine 2.

Tác dụng của Hoàng đằng

  • Mô tả dược liệu
    • Rễ và thân cây hoàng đằng có dạng hơi cong hoặc hình trụ thẳng, chiều dài từ 10 – 30cm, đường kính từ 0,6 – 3cm. Vỏ ngoài của dược liệu màu nâu, có sẹo của rễ con hoặc sẹo cuống lá và nhiều vân dọc. Mặt cắt ngang màu vàng, chia thành 3 phần rõ rệt là phần ruột tròn và hẹp ở giữa, phần gỗ có hình nan hoa bánh xe, phần vỏ hẹp. Dược liệu hoàng đằng có đặc tính là cứng, vị đắng, khó bẻ gãy.
  • Y học hiện đại
    • Nhờ vào hàm lượng berberin dồi dào nên hoàng đằng có các tác dụng dược lý sau đây:
      • Ngăn chặn quá trình hình thành các mảng xơ vữa, cải thiện độ đàn hồi của mạch máu
      • Giảm thiểu hàm lượng triglyceride tích tụ ở gan, làm giảm tỷ lệ cholesterol xấu trong máu
      • Nâng cao sức khỏe tim mạch, hỗ trợ cải thiện khả năng co bóp và giãn nở của tim. Đồng thời duy trì hoạt động hiệu quả của thần kinh giao cảm ở tim
      • Ức chế sự sinh sôi phát triển của các loại vi khuẩn, điều trị viêm kết mạc hay tiêu chảy do nhiễm khuẩn
      • Bên cạnh đó, hoàng đằng cũng chứa palmatin với những công dụng như:
      • Ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn đường ruột (tác dụng yếu hơn kháng sinh)
      • Chống nấm, đặc biệt là các loại nấm gây ra tình trạng viêm nhiễm âm đạo
      • Hạ huyết áp, ngăn ngừa rối loạn nhịp tim đối với người bị cao huyết áp
  • Y học truyền thống
    • Đông y cho rằng, hoàng đằng có tính hàn, vị đắng, quy kinh Tâm, Can. Công dụng của loại dược liệu này là thông tiện, giải độc, sát trùng, tiêu viêm, thanh nhiệt.
    • Chủ trị: nóng trong người, các bệnh lý về gan, viêm tai, lở ngứa ngoài da, sốt rét, tiêu chảy, viêm sưng ruột, đau mắt, dùng làm thuốc bổ…

Liều dùng và cách dùng

  • Liều dùng tham khảo là 6 – 12g/ngày, có thể sắc lấy nước uống hoặc nấu nước và rửa ngoài da.

Một số vị thuốc từ Hoàng đằng

  • Trị đau mắt đỏ có màng
    • Bài thuốc 1: 2g phèn chua, 4g hoàng đằng. Tán bột mịn các vị thuốc trên và chưng cách thủy với nước. Gạn lấy nước trong, nhỏ mắt 2 lần/ngày.
    • Bài thuốc 2: Cam thảo 2g, bạch chỉ, phòng phong, long đởm thảo, kinh giới, cúc hoa mỗi loại 4g, mật mông hoa 9g, hoàng đằng 8g. Sắc lấy nước uống 1 thang/ngày, uống từ 3 – 5 thang.
  • Trị viêm tai có mủ: 10g phù phỉ, 20g hoàng đằng. Nghiền thành bột mịn các vị thuốc trên và trộn đều. Sau khi làm sạch mủ trong tai, thổi bột thuốc vào tai từ 2 – 3 lần/ngày.
  • Trị viêm gan virus, tiểu ra máu, viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu: 10 – 12g các vị thuốc huyết dụ, mộc thông, hoàng đằng. Sắc cùng 1 lít nước cho đến khi cạn còn 300ml. Chia làm 3 phần và uống khi còn ấm, dùng mỗi ngày 1 thang.

Lưu ý khi sử dụng Hoàng đằng

  • Tuyệt đối không dùng cho bệnh nhân đang mắc các bệnh có tính hàn như lạnh run, rét, tay chân lạnh, đau tăng khi gặp lạnh…
  • Thận trọng khi điều chế hoàng đằng làm thuốc nhỏ mắt, phải đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối nếu không dễ dẫn đến bội nhiễm.
  • Kiêng kỵ dùng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.
  • Không dùng cho người có dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ