Hoàng kỳ

Hoàng kỳ là gì?

  • Hoàng kỳ là một trong những loại dược liệu quý được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị các bệnh về tim mạch. Công dụng của hoàng kỳ đã được thừa nhận cả trong y học cổ truyền và y học hiện đại.

----------------------------------------------------

10 lợi ích đối với sức khỏe và làm đẹp của Hoàng kỳ

  • Giảm protein niệu
    • Protein niệu là chỉ số phản ánh mức độ tổn thương thận, cần được giám sát ở người mắc bệnh thận mạn. Hoàng kỳ giúp giảm thiểu protein niệu, cải thiện mức độ tổn thương và ngăn chặn nguy cơ bệnh thận mạn tiến triển nặng hơn.
  • Giảm lipid máu
    • Hoàng kỳ cũng có công dụng đối với tế bào gan, hỗ trợ điều trị tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid, ngăn ngừa các biến chứng gây ra bởi bệnh thận.
  • Chống viêm, điều hòa miễn dịch
    • Hoàng kỳ có công dụng ức chế các cytokine gây ra chứng viêm ở thận. Ngoài ra cây hoàng kỳ còn có khả năng chống oxy hóa tế bào biểu mô vô cùng mạnh mẽ.
  • Bảo vệ mô thận khỏi tổn thương
    • Một số nghiên cứu khoa học đã cho thấy hoàng kỳ có khả năng duy trì độ ổn định của eGFR, làm chậm quá trình người mắc thận mạn giai đoạn 4 tiến triển phải thay thế thận.
  • Tác dụng lợi tiểu
    • Việc sử dụng hoàng kỳ giúp người mắc thận mạn tăng lượng nước tiểu, cải thiện lượng natri và nước.
  • Kiểm soát huyết áp
    • Khi sử dụng hoàng kỳ ở liều thấp, người bệnh có thể tăng huyết áp nhẹ. Nếu dùng với liều cao hơn 30g/ngày thì huyết áp sẽ được giữ ổn định.
  • Làm chậm quá trình xơ hóa
    • Dùng chung đương quy và hoàng kỳ giúp làm chậm sự tiến triển của tình trạng xơ hóa thận thông qua việc tác động vào chất điều chỉnh TGF-1.
  • Phục hồi tổn thương tái tưới máu do thiếu máu cục bộ
    • Dùng hỗn hợp hoàng kỳ - đương quy liều lượng 30g/ngày/lần trong vòng 3 tháng giúp rút ngắn quá trình hồi phục mô học và chức năng ở thận bị tổn thương do thiếu máu cục bộ, đồng thời giúp ngăn ngừa tổn thương thận do thiếu máu cục bộ.
  • Giảm cân
    • Hoàng kỳ cũng là thành phần xuất hiện khá phổ biến trong một số bài thuốc giảm cân.
  • Đẹp da
    • Với khả năng chống oxy hóa mạnh, hoàng kỳ có tác dụng làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa và cải thiện nếp nhăn.

8 bài thuốc từ cây Hoàng kỳ

  • Trị chứng tiểu tiện bí: Sắc 6g hoàng kỳ với 2 chén nước đến khi còn 1 chén, uống lúc nóng. Giảm liều lượng còn một nửa nếu dùng cho trẻ nhỏ.
  • Trị chứng nước tiểu lẫn máu, tiểu ra máu: Tán nhỏ hoàng kỳ, hoàng liên và trộn với nước. Sau đó nặn thành từng viên nhỏ bằng cỡ hạt đậu xanh. Dùng 30 viên/1 lần.
  • Trị chứng tiểu ít: Nghiền nhỏ hoàng kỳ và nhân sâm. Sao qua vài lát củ cải với một chút mật ong. Cuối cùng tán nhỏ, uống với nước muối dưa chua.
  • Trị chứng cao huyết áp, tiểu đạm: Sắc nước hoặc tán bột hỗn hợp hoàng kỳ và đương quy. Dùng 30 – 40g/ngày/lần trong vòng 3 tháng.
  • Trị phù thũng: Sắc nước hoàng kỳ 6 – 12g/ngày
  • Trị suy nhược toàn thân, hồi hộp, tim đập nhanh, ăn uống kém, sốt, đổ mồ hôi: Hoàng kỳ sao mật 6 phần và cam thảo 1 phần, một nửa để sao, một nửa dùng sống. Tán nhỏ toàn bộ hỗn hợp thành bột, uống 3 lần/ngày, mỗi lần 4 – 8g.
  • Trị ra nhiều mồ hôi, suy nhược cơ thể: Hoàng kỳ 6g, đại táo 6g, thược dược 5g, sinh khương 4g, cam thảo 2g, quế chi 2g và đem sắc với 600ml nước đến khi còn 200ml. Chia 3 lần uống hàng ngày, có thể thêm mạch nha cho dễ uống.
  • Trị rong kinh ở phụ nữ, vết thương lâu lành, đau thắt lưng, ăn uống kém, ho khan, ho lao: Đảng sâm 150g, bạch truật 100g, phục linh 80g, cam thảo 80g, đương quy 100g, xuyên khung 80g, Bạch thược 100g, thục địa 150g, hoàng kỳ 150g, quế nhục 100g.

Sử dụng Hoàng kỳ kiêng gì?

  • Không dùng các bài thuốc có chứa thành phần hoàng kỳ để điều trị bệnh cho những người bị mẫn cảm hoặc dị ứng với một hoặc một số thành phần có trong dược liệu này.
  • Không dùng chung hoàng kỳ với bạch tiễn và miết giáp
  • Tránh sử dụng cùng với các loại thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali.
  • Dùng với thuốc chống huyết khối, kháng tiểu cầu hoặc thuốc chống đông máu có thể dẫn đến gia tăng nguy cơ chảy máu.

Lưu ý khi sử dụng Hoàng kỳ

  • Khi sử dụng hoàng kỳ cần có sự chỉ định của bác sĩ, không nên dùng theo các bài thuốc dân gian truyền miệng hoặc tự ý sử dụng không kê đơn.
  • Không dùng hoàng kỳ cho người mắc rối loạn tiêu hóa bị đầy bụng thuộc dương chứng, thực chứng.
  • Không dùng trong trường hợp thực chứng mà âm hư dương thịnh
  • Không dùng cho người bị ghẻ lở, mụn đậu do huyết nhiệt, khí thịnh
  • Không dùng trong trường hợp phần biểu tà có khí
  • Không dùng trong trường hợp ngực, hoành cách mô có bỉ khí, tích tụ
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ