Hỗn hợp dịch chiết Phong lữ 11% trong Ethanol (1->8~10) và Glycerin (8:2)

Hỗn hợp dịch chiết Phong lữ 11% trong Ethanol (1->8~10) và Glycerin (8:2) là gì?

  • Hỗn hợp dịch chiết Phong lữ 11% trong Ethanol (1->8~10) và Glycerin (8:2) thuộc nhóm có nguồn gốc thảo dược, chứa thành phần chính là hỗn hợp dịch chiết phong lữ 11% trong Ethanol và Glycerin.

----------------------------------------------------

Chỉ định

  • Bệnh nhân có viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi...
  • Cải thiện triệu chứng khi cảm lạnh, cảm cúm.
  • Bệnh nhân sưng yết hầu.

Chống chỉ định

  • Người bệnh có tiền sử quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc ức chế đông máu.
  • Bệnh nhân có các bệnh lý về gan, thận.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Liều dùng và cách sử dụng

  • Cách sử dụng:
    • Thuốc Sutreme được đựng trong gói nhôm và được sử dụng bằng đường uống.
    • Bệnh nhân xé đầu gói thuốc và uống trực tiếp siro chứa bên trong. Để tăng khả năng hấp thu nên sử dụng thuốc Sutreme sau ăn 30 phút.
    • Nên kéo dài thời gian điều trị thêm 2 – 3 ngày sau khi đã hết triệu chứng để giảm nguy cơ tái phát.
  • Liều dùng cụ thể sử dụng thuốc Sutreme dựa vào từng độ tuổi như sau:
    • Trẻ từ 1 - 6 tuổi: uống 1.5-3ml/ lần, ngày 3 lần.
    • Trẻ từ 6 - 12 tuổi: uống 3-6ml /lần, ngày 3 lần.
    • Người từ 12 tuổi trở lên: uống 6-9ml/ lần, ngày 3 lần.
    • Khuyến cáo không sử dụng thuốc Sutreme quá 3 lần/ ngày.

Tác dụng phụ

  • Bệnh nhân khi sử dụng thuốc Sutreme có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như:
    • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau dạ dày, tiêu chảy, ợ nóng, chảy máu nướu
    • Phản ứng quá mẫn: nổi mề đay, phát ban, ngứa da hoặc niêm mạc, phù mặt, khó thở
    • Huyết học: giảm tiểu cầu ở những bệnh nhân có bệnh tiềm ẩn
    • Khi gặp các tác dụng không mong muốn trong thời gian điều trị Sutreme, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn xử trí phù hợp.

Lưu ý khi sử dụng

  • Thận trọng ở bệnh nhân đang sử dụng các thuốc chống đông vì Sutreme có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của các yếu tố đông máu, từ đó tăng nguy cơ chảy máu.
  • Khi có các triệu chứng tổn thương gan như chán ăn, vàng da, nước tiểu vàng sậm, phân bạc màu, đau bụng phải ngưng thuốc ngay lập tức.
  • Nếu bệnh nhân tiếp tục sốt hoặc triệu chứng nặng hơn sau khi sử dụng thuốc Sutreme cần thông báo và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.
  • Sử dụng quá liều Sutreme có thể làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc. Bệnh nhân không tự ý giảm liều hay ngưng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc Sutreme không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
  • Bảo quản thuốc trong hộp kín, nơi khô thoáng, tránh ánh sáng mặt trời, dưới 30 độ. Vì Sutreme là thuốc có nguồn gốc thảo dược, trong quá trình bảo quản có thể thấy dịch có màu hơi đục sau một thời gian, tuy nhiên điều này ít ảnh hưởng đến hiệu quả và sự an toàn của thuốc. Tương tự, mùi vị cũng có thể thay đổi chút.
  • Gói thuốc nhôm sau khi đã mở ra nên sử dụng hết trong ngày, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong thời gian này và phải gói kĩ miệng túi để tránh sự xâm nhập vi khuẩn và đổ siro ra ngoài.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ