Hương phụ là gì?
- Hương phụ là một vị thuốc nhân gian, có vị cay hơi đắng, ngọt ít, tính bình. Quy kinh: Vào 2 kinh Can, tam tiêu.
----------------------------------------------------
Thành phần hoá học
- Hiện chưa rõ về hoạt chất chính trong Hương phụ. Chỉ biết rằng trong Hương phụ có từ 0,3% đến 2,8% tinh dầu màu vàng, mùi thơm nhẹ.
- Thành phần trong tinh dầu màu vàng gồm có: 32% cyperen C15H24, 49% rượu C15H24O. Ngoài ra còn có các axit béo, phenol.
- Trong tinh dầu Hương phụ Ấn Độ còn chứa cyperon C15H22O.
- Hương phụ còn chứa rất nhiều tinh bột.
- Do Hương phụ có nhiều nguồn gốc khác nhau nên thành phần của tinh dầu Hương phụ không hoàn toàn giống nhau. Các thành phần chính của tinh dầu Hương phụ Trung Quốc là cyperene (độ sôi 104oC/5mm thủy ngân) và isocyperotundon. Tinh dầu hương nhu Nhật Bản chủ yếu bao gồm cyperol, cyperenol (độ chảy 94°C) với tỷ lệ 49%, cyperen 32% và cyperon (độ sôi 177oC/20mm thủy ngân), cyperotundon và cyperolon (độ chảy 41 - 42oC) (Lâm Khải Thọ, 1977, 580).
Công dụng
- Theo y học cổ truyền
- Hương phụ là một vị thuốc nhân gian, có vị cay hơi đắng, ngọt ít, tính bình.
- Quy kinh: Vào 2 kinh Can, tam tiêu.
- Công dụng: Làm giảm cơn nóng giận, uất ức, khó chịu, giảm đau, điều hòa kinh nguyệt đối với phụ nữ, kiện tỳ vị, thông khí, trừ đờm…
- Chủ trị: Điều trị vùng ngực bụng chướng đau, tuy nhiên lại thiên về hai hông sườn và bụng dưới, kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, ung nhọt độc sưng đau, ăn uống không ngon, khó tiêu.
- Theo y học hiện đại
- Theo Trung hoa y học tạp chí tập 1, kỳ 2: 148 - 156) của các tác giả Trương Phát Sơ, Trương Diệu Đức và Lưu Thiệu Quang (1935) đã sử dụng Hương phụ có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông nhưng được bán ở miền nam kinh chế thành cao lỏng với nồng độ khoảng 5%.
- Tiến hành thí nghiệm 102 lần trong tử cung biệt lập của thỏ, mèo, chó và chuột bạch, đã chứng minh Hương phụ có khả năng ức chế cơn co bóp tử cung, làm dịu sự căng thẳng của tử cung, dù động vật có thai hay không mang thai đều giống nhau, hầu như đều có một tác dụng trực tiếp làm dịu cơ tử cung.
- So sánh tác dụng của cao lỏng Hương phụ và đương quy (một loại thuốc Đông y còn được nhập khẩu ngày nay, có tác dụng chữa bệnh phụ khoa) thấy chúng có cùng tác dụng, nhưng tác dụng của đương quy mạnh hơn.
- Năm 1959, một số tác giả thuộc Quý dương y học viện ở Trung quốc đã báo cáo nghiên cứu và chứng minh tác dụng giảm đau trên chuột nhắt trắng.
Liều dùng & cách dùng
- Cân 1 kg Hương phụ, chia làm 4 phần: Một phần 250 g ngâm với 200ml giấm (độ axit axetic: 5 %), một phần ngâm với rượu 40%, một phần ngâm với nước tiểu trẻ em (nước tiểu của trẻ khỏe mạnh, bỏ phần đầu và phần cuối của nước tiểu, lấy phần giữa), một phần ngâm nước muối 15%. Thời gian ngầm tùy theo mùa: Mùa hè là 1 ngày 1 đêm, mùa thu là 3 ngày 3 đêm còn với mùa đông là 7 ngày 7 đêm.
- Cuối cùng, lấy ra sao lên hoặc phơi khô rồi trộn đều 4 phần lại với nhau. Theo lý luận đông y, giấm có vị chua đưa thuốc vào gan, muối với vị mặn đưa thuốc vào thận, rượu bốc lên đẩy thuốc lên trên, nước tiểu trẻ có tác dụng bổ.
- Thay vì chia làm 4 phần, có người dùng giấm và rượu mỗi thứ 160g, muối 20g, nước tiểu của trẻ khỏe mạnh đủ ngập Hương phụ, cho 600g Hương phụ vào, ngâm trong thời gian đã nói bên trên, sau cùng sấy hay phơi khô mà dùng.
- Thất chế làm như trên, nhưng thêm 3 lần tẩm nữa đó là: Tẩm nước gừng, tẩm cam thảo và nước vo gạo, nghĩa là dùng 7 thứ để tẩm.
- Thực tế còn nhiều cách xử lý phức tạp và thay đổi tùy theo sáng kiến của các thầy thuốc.
- Có kinh nghiệm sử dụng là không chế biến gì cả. Kết quả vẫn rất tốt.
Bài thuốc kinh nghiệm
- Cao hương ngải: Hương phụ, ngải cứu, ích mẫu, lá bạch đồng nữ mỗi vị 1 g, cho nước vào sắc rồi cô đến khi còn 10ml, thêm đường cho vừa đủ ngọt. Đóng gói trong ống 10ml, hàn rồi hấp tiệt trùng (đun sôi và giữ sôi trong 1 giờ).
- Thuốc có thể được lưu trữ trong nhiều năm mà không bị hư hỏng. Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh, đau bụng, khó đẻ, khí hư bạch đới. Uống từ 3 đến 6 ống mỗi ngày. Khi muốn kinh nguyệt đều, uống để đón kinh, trước ngày dự kiến có kinh 10 ngày. Nên uống trong 2 - 3 tháng, có thể dùng lâu hơn.
- Thuốc ống HA 1. Từ 1964, để tránh nhầm lẫn và tiết kiệm ống, tác giả đã đổi tên thuốc ống cao hương ngải thành HA 1: Trong mỗi ống có ích mẫu, Hương phụ, ngải cứu và lá bạch đồng nữ, mỗi thứ 2g (đặc gấp 2 lần ống cao hương ngải).
- Cách chế cũng như chế cao hương ngải. Ngoài công dụng chữa bệnh phụ khoa, chúng tôi đã áp dụng có kết quả trong một số trường hợp cao huyết áp. Mỗi ngày chỉ dùng 2 - 3 ống HA 1.
- Theo báo cáo của bệnh viện Việt - Tiệp Hải phòng (Y học thực hành 5 - 1965) tren 90% bệnh nhân dùng thuốc đều phát biểu có cảm giác dễ chịu khi uống thuốc. Uống thuốc này họ thích hơn các tân dược vì “không nóng”. Nhiều bệnh nhân so sánh HA 1 giảm nhức đầu chậm hơn resecpin nhưng êm dịu hơn, đồng thời lại khoan khoái dễ chịu vì ăn ngủ được và thậm chí, tiếng kêu chim chíp trong đầu mất hẳn.
- Tại những nơi không có điều kiện đóng ống ta có thể sắc mỗi ngày một lần dùng cho cả ngày theo đơn thuốc sau đây: Hương phụ, ngải cứu. ích mẫu, lá bạch đồng nữ mỗi vị 4 - 6g, thêm 300ml nước, đun sôi và giữ sôi trong nửa giờ. Thêm đường vào cho ngọt mà uống trong ngày.
Lưu ý
- Một số lưu ý khi sử dụng Hương phụ:
- Người mẫn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vị thuốc.
- Người gầy yếu, nóng trong người, đổ mồ hôi trộm, có dấu hiệu của tình trạng xuất huyết (chảy máu chân răng, chảy máu mũi…).
- Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng vị thuốc.
- Hương phụ không chỉ là loài cây cỏ quen thuộc dân dã, mà từ lâu đã được sử dụng trong dân gian. Với sự đa dạng và phong phú về tác dụng mà dược liệu này được dùng nhiều để điều trị bệnh. Tuy nhiên, để có thể tận dụng hết giá trị của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến người có chuyên môn, y bác sĩ để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.