Huyền sâm

Huyền sâm là gì?

  • Huyền sâm là loại dược liệu đã không còn quá xa lạ và được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y. Từ lâu, dân gian đã biết dùng huyền sâm để trị lở loét, lao hạch, giải độc.

----------------------------------------------------

Thành phần hóa học

  • Qua quá trình nghiên cứu, người ta nhận thấy có hơn 162 hợp chất có trong huyền sâm. Đó là các saponin, sterol, flavonoid, saccharid, terpenoit, dầu dễ bay hơi, axit hữu cơ, iridoids và iridoid glycoside, phenylpropanoid glycoside.

Tác dụng của Huyền sâm

  • Theo y học cổ truyền
    • Y học cổ truyền cho rằng, huyền sâm là vị thuốc có tính mát, vị ngọt, đắng, quy vào kinh Phế, Thận. Các tác dụng của huyền sâm có thể kể đến như nhuận táo, hoạt trường, lương huyết giải độc, sinh tân, tư âm giáng hỏa. Nhìn chung huyền sâm giúp bồi bổ phần âm và làm mát cơ thể, điều trị chứng táo bón, nổi mụn nhọt, bốc hỏa, nóng trong người, phát ban…
    • Ngoài ra, huyền sâm cũng có công dụng điều trị lở miệng lưỡi, viêm họng, sốt nóng về chiều, sốt cao… Đặc biệt là tác dụng tán kết, nhuyễn kiên giúp làm mềm các khối u rắn trong cơ thể.
  • Theo y học hiện đại
    • Những thành phần hóa học có trong huyền sâm đã được chứng minh là có nhiều đặc tính dược lý như kháng ung thư, chống oxy hóa, chống viêm, tác động đến gan, hệ thần kinh và hệ tim mạch.
    • Khi thử nghiệm sử dụng cao lỏng huyền sâm với nồng độ phù hợp trên ếch thì nhịp tim giảm, sức co bóp cơ tim tăng. Khi tiêm cao lỏng vào tĩnh mạch của thỏ thì thấy tăng hô hấp, giảm huyết áp ở mức nhẹ.
    • Ngoài ra, vị thuốc huyền sâm còn có khả năng chống lại nhiều loại vi khuẩn gây các bệnh về da và có công dụng an thần.

Một số vị thuốc từ cây Huyền sâm

  • Tăng dịch thang
    • 32g mạch môn đông, 32g sinh địa, 40g huyền sâm, sắc lấy nước uống.
    • Bài thuốc này dùng để điều trị táo bón, miệng lưỡi khô, nóng trong người, khô khát, sốt cao.
  • Thanh dinh thang
    • 8g đan sâm, 8g liên kiều, 4g trúc diệp, 20g sinh địa, 12g mạch môn đông, 6g hoàng liên, 12g kim ngân hoa, 12g huyền sâm, 12g tê giác. Sắc với 8 chén nước đến khi còn 3 chén, uống 3 lần/ngày. Có thể thay tê giác bằng vị thuốc khác.
    • Bài thuốc này chủ trị chứng mất ngủ, người khô khát, không tỉnh táo, sốt cao.
  • Thiên vương bổ tâm đan
    • 160g sinh địa, toan táo, bá tử nhân, thiên môn, mạch môn, đương quy mỗi loại 40g, cát cánh, viễn chí, bạch linh, đan sâm, huyền sâm, nhân sâm mỗi loại 20g. Tán bột mịn các vị thuốc nói trên và hoàn thành viên nhỏ bằng hạt ngô, bọc viên thuốc bằng Chu sa. Uống khi đói với nước ấm.
  • Bài thuốc dành cho người hay bị hồi hộp đánh trống ngực, người mệt mỏi, mất ngủ.
  • Bài thuốc điều trị cổ họng sưng đỏ, viêm amidan, viêm họng
    • 4g cam thảo, 8 – 12g cát cánh, 8 – 12g hoàng cầm, 2 quả ô mai, 8g bạc hà, 8 – 12g liên kiều, 12g sa sâm, 12g mạch môn, 12 – 16g sinh địa, 12 – 20g huyền sâm. Sắc lấy nước, khi uống cho bạc hà vào.
  • Bài thuốc trị tróc da tay
  • Sinh địa và huyền sâm mỗi vị 30g, hãm với nước và dùng nóng. Uống như uống trà.

Lưu ý khi sử dụng huyền sâm

  • Khi dùng huyền sâm cần kiêng ốc hến, mướp đắng… và các loại thực phẩm đắng, lạnh khác
  • Không dùng cho người thường xuyên bị tiêu chảy lạnh bụng, người tiêu hóa kém
  • Không bào chế huyền sâm với các dụng cụ làm bằng đồng
  • Huyền sâm và lê lô kỵ nhau, không được dùng chung
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ