Iopromide

Iopromide là gì?

  • Iopromide là một tác nhân tương phản tia X, không ion hóa, có độ thẩm thấu thấp để tiêm mạch máu.

----------------------------------------------------

Công dụng

  • Iopromide được sử dụng để giúp chẩn đoán hoặc phát hiện các vấn đề ở não, tim, đầu, mạch máu và các bộ phận khác của cơ thể. Iopromide là một tác nhân cản quang i-ốt hóa. Tác nhân cản quang được sử dụng để tạo ra một bức tranh rõ ràng các bộ phận khác nhau của cơ thể trong một vài xét nghiệm y tế, chẳng hạn như chụp CT và chụp X-quang.
  • Iopromide chỉ được sử dụng bởi hoặc dưới sự giám sát trực tiếp của bác sĩ.

Bạn nên dùng iopromide như thế nào?

  • Bác sĩ hoặc chuyên gia y tế sẽ tiêm iopromide cho bạn hoặc con bạn trong bệnh viện. Iopromide được tiêm bằng kim tiêm đặt trong động mạch hoặc tĩnh mạch.
  • Bạn nên uống nhiều nước để đi tiểu nhiều hơn khi đang sử dụng iopromide nhằm giúp ngăn ngừa các vấn đề về thận.

Bạn nên bảo quản thuốc iopromide như thế nào?

  • Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
  • Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

  • Liều dùng thuốc iopromide cho người lớn như thế nào?
    • Liều dùng thông thường cho người lớn để tăng cường mức độ cản quang khi chụp CT :
      • Bạn dùng 300 mg i-ốt/ml tiêm truyền tĩnh mạch. Liều khởi đầu là 50-200 ml. Liều tối đa cho xét nghiệm là 200 ml.
      • Bạn có thể dùng 50-200 ml dạng tiêm tĩnh mạch nhanh, truyền tĩnh mạch nhanh hoặc cả hai (liều thông thường để tiêm truyền là 100-200 ml). Trong đó, liều tối đa cho xét nghiệm là 200 ml. Liều i-ốt tối đa là 86 g.
    • Liều dùng thông thường cho người lớn để chụp X-quang niệu đạo – bàng quang:
    • Bạn dùng 300 mg i-ốt/ml tiêm truyền tĩnh mạch. Liều tối đa cho xét nghiệm là 100 ml. Liều i-ốt tối đa là 86 g.
    • Liều dùng thông thường cho người lớn để chụp X-quang tĩnh mạch ngoại vi:
      • Bạn dùng240 mg i-ốt/ml tiêm truyền tĩnh mạch. Liều tối đa cho xét nghiệm là 250 ml. Liều i-ốt tối đa là 86 g.Liều dùng thông thường cho người lớn để chụp X-quang động mạch chủ và chụp X-quang mạch máu nội tạng:
      • Bạn dùng 370 mg i-ốt/ml tiêm động mạch. Liều tối đa cho xét nghiệm là 225 ml. Liều i-ốt tối đa là 86 g.
    • Liều dùng thông thường cho người lớn để chụp X-quang động mạch não:
      • Bạn dùng 300 mg i-ốt/ml tiêm động mạch. Liều i-ốt tối đa là 86 g.
      • Liều tối đa cho xét nghiệm là 150 ml; cho động mạch cảnh là 4-12 ml; cho động mạch đốt xương sống là 4-12 ml; cho động mạch vòm là 20-50 ml.
    • Liều dùng thông thường cho người lớn để chụp X-quang động mạch vành và chụp X-quang tâm thất trái:
    • Bạn dùng 370 mg i-ốt/ml tiêm động mạch. Liều i-ốt tối đa là 86 g.
      • Liều tối đa cho xét nghiệm là 225 ml; cho động mạch vành trái là 3-14 ml; cho động mạch vành phải là 3-14 ml; cho tâm thất trái là 30-60 ml.
      • Liều dùng thông thường cho người lớn trong kỹ thuật chụp mạch máu xoá nền:
    • Bạn dùng 150 mg i-ốt/ml tiêm động mạch. Liều i-ốt tối đa là 86 g.
      • Liều tối đa cho xét nghiệm là 250 ml; cho động mạch cảnh là 6-10ml; cho đốt xương sống là 4-8 ml; cho động mạch chủ là 20-50 ml; cho nhánh lớn của động mạch chủ ở bụng là 2-20 ml.
      • Liều dùng thông thường cho người lớn để chụp X-quang động mạch ngoại biên:
    • Bạn dùng tiêm động mạch với 300 mg i-ốt/ml. Liều i-ốt tối đa là 86 g.
      • Liều tối đa cho xét nghiệm là 250 ml; cho động mạch cần bắt mạch để tiêm, động mạch xương đòn hoặc xương đùi là 5-40 ml; cho nhánh động mạch chủ cho dòng chảy xa là 25-50 ml.
  • Liều dùng thuốc iopromide cho trẻ em như thế nào?
    • Liều dùng thông thường cho trẻ em đối với tác nhân cản quang phản cho buồng tim và động mạch liên quan:
      • Tiêm truyền tĩnh mạch cho trẻ trên 2 tuổi với 370 mg i-ốt/ml, 1-2 ml/kg.
      • Liều tối đa đối với xét nghiệm là 4 ml/kg.
    • Liều dùng thông thường cho trẻ em để tăng cường mức độ cản quang khi chụp CT hoặc chụp X-quang niệu đạo – bàng quang:
      • Tiêm truyền tĩnh mạch cho trẻ trên 2 tuổi với 300 mg i-ốt/ ml, 1-2 ml/kg.
      • Liều tối đa đối với xét nghiệm là 3 ml/kg.

Tác dụng phụ

  • Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc iopromide?
    • Kiểm tra với bác sĩ hoặc điều dưỡng ngay lập tức nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào xảy ra.
    • Tác dụng phụ ít phổ biến:
      • Chảy máu, phồng rộp, bỏng rát, lạnh, đổi màu da, cảm giác áp lực, phát ban, nhiễm trùng, viêm, ngứa, bướu, tê, đau, phát ban, mẩn đỏ, sẹo, đau đớn, nhức nhối, sưng, nhạy cảm, ngứa ran, loét, hoặc ấm tại chỗ bị tiêm;
      • Đau ngực;
      • Cảm giác suy nhược, chóng mặt hoặc đầu lâng lâng;
      • Cảm giác nóng hoặc nhiệt;
      • Đỏ bừng da, đặc biệt là trên mặt và cổ;
      • Thường xuyên hoặc tăng đi tiểu;
      • Đau đầu;
      • Đổ mồ hôi.
    • Tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm:
      • Sưng phù hoặc sưng mặt, cánh tay, bàn tay, cẳng chân hoặc bàn chân;
      • Môi hoặc da có màu xanh nhạt;
      • Khó chịu hoặc tức ngực;
      • Co giật;
      • Ho;
      • Giảm tần suất hoặc lượng nước tiểu;
      • Đi tiểu khó hoặc đau đớn;
      • Khó thở;
      • Khát nước quá mức;
      • Sốt hoặc ớn lạnh;
      • Buồn nôn hoặc nôn mửa;
      • Thở ồn ào, nặng nhọc;
      • Đau hoặc khó chịu ở cánh tay, quai hàm, lưng, hoặc cổ;
      • Da nhợt nhạt tại chỗ bị tiêm;
      • Nhịp tim không đều;
      • Ngứa ran ở tay hoặc chân;
      • Mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường;
      • Tăng cân hoặc sụt cân bất thường.
      • Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên.Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

  • Trước khi dùng iopromide, bạn nên:
    • Báo với bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với iopromide hoặc bất kỳ loại thuốc, thảo dược nào khác;
    • Báo với bác sĩ nếu bạn đang dùng bất kỳ thuốc, thảo dược hoặc thực phẩm chức năng;
    • Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự định có thai hoặc đang cho con bú.
    • Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
    • Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
    • Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc B đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:
      • A= Không có nguy cơ;
      • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
      • C = Có thể có nguy cơ;
      • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
      • X = Chống chỉ định;
      • N = Vẫn chưa biết.
  • Chưa có nghiên cứu đầy đủ ở phụ nữ để xác định nguy cơ ở trẻ sơ sinh khi người mẹ sử dụng thuốc này trong thời gian cho con bú. Cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng thuốc này trong quá trình cho con bú.

Tương tác thuốc

  • Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
  • Bác sĩ có thể quyết định không điều trị bằng thuốc này hoặc thay đổi một số loại thuốc bạn đang sử dụng, do không khuyến cáo bạn sử dụng iopromide với bất kỳ loại thuốc sau đây:
    • Metformin.
  • Việc sử dụng iopromide với một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ nhất định, nhưng sự kết hợp cả hai loại thuốc có thể là phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc được kê toa cùng lúc, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc tần suất sử dụng một hoặc cả hai loại thuốc, đặc biệt là:
    • Axit iocetamic;
    • Axit iopanoic;
    • Ipodate;
    • Natri tyropanoate.

Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc iopromide không?

  • Thức ăn hoặc rượu có thể tương tác với thuốc iopromide , làm thay đổi cơ chế hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc. Rượu bia làm tăng nguy cơ buồn ngủ khi dùng chung với thuốc này. Bạn hãy thảo luận với bác sĩ hoặc dược sĩ về bất kỳ loại thực phẩm có khả năng gây tương tác thuốc trước khi sử dụng thuốc iopromide.

Tình trạng sức khoẻ nào ảnh hưởng tới thuốc iopromide?

  • Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
    • Viêm mũi dị ứng (cảm mạo);
    • Dị ứng với tác nhân cản quang;
    • Dị ứng với thực phẩm;
    • Dị ứng với i-ốt;
    • Hen suyễn – sử dụng thuốc một cách thận trọng vì thuốc có thể làm tăng nguy cơ phản ứng dị ứng;
    • Vấn đề huyết khối (ví dụ như viêm tĩnh mạch, huyết khối);
    • Bệnh về tim hoặc mạch máu;
    • Cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức);
    • U tuỷ thượng thận (vấn đề thượng thận);
    • Thiếu máu hồng cầu hình liềm (rối loạn máu di truyền) – sử dụng thuốc một cách thận trọng vì thuốc ó thể khiến cho bệnh nặng hơn;
    • Bệnh nghiêm trọng về mạch máu;
    • Bệnh suy tim sung huyết;
    • Bệnh tiểu đường;
    • Bệnh thận;
    • Đa u tủy (ung thư các tế bào plasma);
    • Paraproteinemia (lượng paraprotein trong máu cao) – có khả năng tăng nguy cơ bị suy thận;
    • Mất nước (do nhịn ăn kéo dàihoặc sử dụng thuốc nhuận tràng) – không dùng thuốc ở những bệnh nhi mắc bệnh này;
    • Homocystinuria (bệnh di truyền) – bệnh nhân mắc bệnh này nên tránh chụp X-quang mạch máu do sự gia tăng nguy cơ bị huyết khối;
    • Các vấn đề về thận – sử dụng thuốc cẩn thận vì các tác dụng có thể gia tăng vì chậm đào thải thuốc ra khỏi cơ thể.

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

  • Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quá liều khó có thể xảy ra.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

  • Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ