Kháng nguyên tinh chế từ virus dại chủng L.Pasteur 2061 Vero 15 passage

Kháng nguyên tinh chế từ virus dại chủng L.Pasteur 2061 Vero 15 passage có tác dụng gì?

  • Abhayrab giúp tạo miễn dịch chủ động chống lại virus dại cho cả người lớn và trẻ em, để dự phòng và điều trị sau khi bị phơi nhiễm (sau khi tiếp xúc với con vật bị dại hoặc nghi ngờ bị dại).
  • Bệnh dại là bệnh gây chết người, vì vậy vắc xin không có giới hạn tuổi tác. Abhayrab có thể sử dụng cho tất cả các lứa tuổi.
  • Ngoài ra khuyến khích tiêm vắc xin phòng dại Abhayrab cho các đối tượng có nguy cơ cao như: Bác sỹ thú y; nhân viên y tế, nhân viên phòng thí nghiệm; người làm việc trong rừng, sở thú; Người thường xuyên tiếp xúc với động vật như thợ thịt, thợ săn; Người có nhiều vật nuôi như chó mèo trong nhà.

----------------------------------------------------

Cách dùng – Đường dùng

  • Abhayrab được chỉ định tiêm bắp. Người lớn tiêm vùng cơ delta cánh tay. Trẻ nhỏ tiêm ở mặt trước bên đùi. Không được tiêm vào vùng mông
  • Trong một số trường hợp có thể chỉ định tiêm trong da. Tiêm ở cẳng tay hoặc cánh tay.
  • Cách dùng: Hoàn nguyên vắc xin với dung môi đi kèm. Nên dùng vắc xin ngay sau khi hoàn nguyên. Không được bảo quản lại vắc xin đã hoàn nguyên để dùng sau này.
  • Lịch tiêm phòng:
    • Liều dùng
      • Liều tiêm bắp là 0,5 ml vắc xin đã hoàn nguyên.
      • Nếu tiêm trong da thì sử dụng một liều là 0,1ml vắc xin đã hoàn nguyên.
    • Tiêm với mục đích dự phòng:
      • Phác đồ: Tiêm bắp 3 liều cơ bản (0,5ml/liều) theo phác đồ 0, 7, 28 ngày hoặc 0, 7, 21 ngày.
      • Mũi nhắc: Khoảng 1 năm sau tiêm mũi nhắc thứ 4. Các mũi nhắc tiếp theo cứ 5 năm tiêm 1 lần.
      • Tiêm vắc xin “điều trị” (Bị phơi nhiễm: sau khi tiếp xúc với súc vật )
    • Điều trị sơ cấp cứu:
      • Ngay sau khi bị súc vật cắn phải vệ sinh rửa vết thương với nước và xà phòng. Hoặc thuốc làm sạch vết thương.
      • Rửa sạch xà phòng tại vết thương bằng thật nhiều nước.
      • Bôi cồn iod hoặc cồn 70o hay dung dịch dẫn xuất amonium bậc 4 tỷ lệ 0,1/100.
    • Phác đồ tiêm bắp:
      • Người lớn và trẻ em đều tiêm liều 0,5 ml.
      • Phác đồ áp dụng cho người chưa từng tiêm vắc xin phòng dại, người tiêm vắc xin nhưng chưa hoàn thành phác đồ, hoặc đã quá 5 năm nhưng chưa tiêm vắc xin phòng dại mũi nhắc lại: Tiêm 5 mũi cơ bản, theo lịch 0, 3, 7, 14, 28 ngày. Nếu cần thiết thì tiêm thêm mũi thứ 6 lúc 90 ngày.
      • Phác đồ áp dụng cho người đã tiêm vắc xin đủ phác đồ trong vòng 5 năm: Tiêm 2 mũi theo lịch 0, 3 ngày.
      • Trường hợp phơi nhiễm độ III (Có 1 hoặc nhiều vết cắn qua da hoặc vết xước bị nhiễm nước dãi súc vật); phải tiêm vắc xin đồng thời với Immuno globulin dại:
      • Tiêm Immuno globulin miễn dịch đồng thời với mũi tiêm vắc xin đầu tiên. Tuy nhiên phải sử dụng bơm kim tiêm riêng; không được trộn lẫn vắc xin và glubulin miễn dịch; khi tiêm cũng phải tiêm khác vị trí.
      • Tiêm Immunoglobulin miễn dịch nguồn gốc từ người liều 20IU/kg cân nặng cơ thể. Nếu chỉ có globulin miễn dịch có nguồn gốc từ ngựa thì tiêm liều 40IU/kg cân nặng cơ thể.
      • Độ nặng nhẹ của tình trạng phơi nhiễm phụ thuộc vào các yếu tố như: độ nặng vết thương; vị trí vết thương; thời điểm đến khám; tình trạng suy giảm miễn dịch của cá nhân…Trong các trường hợp nặng, hoặc đến khám trễ, có thể tiêm 2 mũi vắc xin ở ngày thứ 0.
    • Phác đồ tiêm trong da:
      • Tiêm liều 0,1ml.
      • Phác đồ áp dụng cho người chưa từng tiêm vắc xin phòng dại, người tiêm vắc xin nhưng chưa hoàn thành phác đồ, hoặc đã quá 5 năm nhưng chưa tiêm vắc xin phòng dại mũi nhắc lại: Tiêm 2 liều 0,1ml tại 2 vị trí khác nhau theo lịch: 0, 3, 7, 28 ngày (Phác đồ 2-2-2-2).
      • Phác đồ áp dụng cho người đã tiêm vắc xin đủ phác đồ trong vòng 5 năm: Tiêm 1 liều 0,1 ml theo lịch: 0, 3 ngày.

Chống chỉ định

  • Không tiêm bắp ở người rối loạn chảy máu hoặc giảm tiểu cầu.
  • Đối với tiêm dự phòng (chưa bị phơi nhiễm): Không tiêm cho người đang sốt, nhiễm trùng nặng; người có bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang trong giai đoạn tiến triển; người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
  • Đối với trường hợp sau khi bị phơi nhiễm: Bệnh dại là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao. Vì vậy không có chống chỉ định nào, đối với đối tượng này.

Tương tác thuốc

  • Không dùng đồng thời Abhayrab cùng với các thuốc ức chế miễn dịch corticosteroid, vì các thuốc này có thể cản trở quá trình sinh kháng thể bảo vệ của Abhayrab.

Tác dụng phụ

  • Abhayrab là vắc xin dại tế bào vero tinh chế nên các tác dụng phụ thường nhẹ. Sau khi tiêm Abhayrab có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như:
    • Tại vị trí tiêm: Đau, ngứa chỗ tiêm.
    • Toàn thân thường ít gặp: sốt, chóng mặt, đau đầu…
    • Hiếm gặp: mày đay, sock phản vệ.

Chú ý đề phòng

  • Không dùng đồng thời Abhayrab với các thuốc gây ức chế miễn dịch (corticosteroid), vì các thuốc này có thể làm giảm đáp ứng miễn dịch của vắc xin.
  • Trong trường hợp bị phơi nhiễm nặng như: vết cắn nặng; vị trí cắn gần đầu; nên thấm tại chỗ vết thương bằng globulin miễn dịch kháng virus dại.
  • Trì hoãn thời điểm điều trị sau phơi nhiễm; điều trị không đúng, đủ phác đồ; có thể làm cho việc bảo vệ bị thất bại.
  • Cũng giống như tất cả các loại vắc xin khác phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện y tế và thuốc cấp cứu để đề phòng sock phản vệ sau khi tiêm.

Phụ nữ có thai – Đang cho con bú

  • Chưa có nghiên cứu trên đối tượng phụ nữ có thai. Vì vậy chỉ dùng Abhayrab cho đối tượng phụ nữ đang mang thai khi thực sự cần thiết.
  • Phụ nữ cho con bú: Bệnh dại là bệnh gây tử vong, vì vậy không có chống chỉ định đối với phụ nữ đang cho con bú.

Bảo quản

  • Bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8°C.
  • Không được để đông đá vắc xin.
  • Loại bỏ vắc xin nếu bị đông đá.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ