Khương hoàng

Khương hoàng là gì?

  • Khương hoàng là một loại cỏ cao 0,60m đên s1m. Thân rễ thành củ hình trụ hoặc hơi dẹt, khi bẻ hoặc cắt ngang có màu vàng cam sẫm.

----------------------------------------------------

Phân bố, thu hoạch và chế biến

  • Phân bố: Nghệ vàng được tìm thấy ở Ấn Độ, Indonesia, Lào, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc và các quốc gia nhiệt đới khác.
  • Ở nước ta, Nghệ được trồng ở khắp nơi trên cả nước để làm gia vị và thuốc điều trị bệnh.  
  • Thu hoạch và chế biến: Tiến hành thu hoạch Nghệ vào mùa đông khi cây lụi đi.
  • Muốn bảo quản sử dụng dược liệu được lâu dài cần đồ hoặc hấp trong 6 – 12 giờ. Sau đó đợi dược liệu ráo nước, mang đi phơi nắng hoặc sấy khô. Phần thân củ Nghệ gọi là Khương hoàng, rễ gọi là Uất kim.

Bộ phận sử dụng của Khương hoàng

  • Khương hoàng là phần thân rễ của Nghệ vàng, hay còn gọi là củ Nghệ.

Thành phần hóa học

  • Các thành phần chính được tìm thấy trong Khương hoàng bao gồm:
    • 8 – 10% nước
    • 6 – 8% chất vô cơ
    • 40 – 50% tinh bột nhựa
    • 0,3% Curcumin
    • 1 – 5% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm
    • Tinh bột
    • Chất béo
    • Canxi Oxalat

Tác dụng của Khương hoàng

  • Theo y học cổ truyền
    • Tính vị
      • Tính ôn (ấm), vị đắng (khô), cay (tân).
    • Quy kinh
      • Khương hoàng quy về kinh Tỳ và Can.
  • Theo y học hiện đại
    • Kích thích sự bài tiết của tế bào mật, có tính chất thông mật, tăng sự co bóp của túi mật.
    • Tinh dầu pha loãng có thể tiêu diệt nấm và hỗ trợ sát trùng đối với nấm và các loại vi trùng khác.
    • Tác dụng hưng phấn tử cung, giúp tử cung co bóp đều đặn, thời gian tác dụng kéo dài 5 – 7 giờ.
    • Tác dụng hạ huyết áp và đình chỉ hoạt động hô hấp.
    • Tác động lên cơ năng giải độc của gan, uống liên tục có thể làm tăng khả năng giải độc.
    • Đối với bệnh nhân Galactoza, sử dụng Khương hoàng có thể làm giảm lượng Galactoza.
    • Đối với người có lượng Urobilin trong nước tiểu tăng cao, sử dụng Khương hoàng có thể làm lượng Urobilin giảm xuống.
    • Tác dụng với sự bài tiết mật, làm tăng lượng dịch mật ở tá tràng nhưng không làm tăng Bilirubin.
    • Tác dụng ức chế sự phát triển của vi trùng lao.
    • Có thể thấm qua các màng tế bào đặc biệt của vi khuẩn lao và hủi.
    • Độc tính: Thí nghiệm trên chuột cho thấy tinh dầu Khương hoàng sử dụng với liều lượng 9.2 ml / kg có thể gây độc.

Liều lượng và cách dùng Khương hoàng

  • Khương hoàng có thể sử dụng dưới dạng thuốc sắc, dạng viên hoàn, dạng bột hoặc dùng thoa ngoài da. Có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác.
  • Liều lượng khuyến cáo: 3 – 10 g mỗi ngày dưới dạng uống trong, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Dùng ngoài không kể liều lượng, phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và bài thuốc.

Bài thuốc chữa bệnh từ Khương hoàng

  • Bài thuốc hỗ trợ điều trị rối loạn thần kinh
    • Sử dụng Khương hoàng 250g và Phèn chua 100g, tán thành bột mịn, hòa với nước cháo làm thành viên hoàn kích thước to bằng hạt ngô. Mỗi ngày dùng 50 viên, khi dùng hết thì bệnh khỏi.
  • Chữa viêm gan virus mạn tính
    • Sử dụng Khương hoàng 12g, Bạch mao căn, Nhân trần, Bồ công anh, mỗi vị 40g, Đại hoàng, Hoàng liên, mỗi vị đều 9g, Chi tử 16g, sắc thành thuốc, chia thành 3 lần uống trước bữa ăn. Mỗi ngày uống một thang thuốc, liên tục trong 3 – 4 tuần.
  • Điều trị viêm gan mạn tính
    • Dùng Khương hoàng 4g, Đình lịch tử, Côn bố, mỗi vị đều 12g, Hải tảo, hạt Bìm bìm, mỗi vị đều 10g, Quế tấm 6g, sắc thành thuốc, chia thành 3 lần dùng uống trước bữa ăn. Mỗi ngày uống một thang.
  • Chữa sỏi mật, sỏi gan
    • Dùng củ Nghệ, Phèn chua đều 10g, tán thành bột, uống trước bữa ăn, mỗi ngày một thang. Nếu có Mật gấu có thể gia thêm để tăng công dụng.
  • Chữa thổ huyết, chảy máu cam
    • Sử dụng Khương hoàng tán nhỏ, mỗi ngày dùng uống 4 – 6 g, chiêu thuốc bằng nước.

Lưu ý khi sử dụng Khương hoàng

  • Phụ nữ có thai, các bệnh sản hậu (sau sinh đẻ) mà không phải do nhiệt kế ứ không nên dùng.
  • Người bị trào ngược dạ dày thực quản không nên dùng. Khương hoàng có thể tác dụng xấu đến các loại thuốc kháng Axit và gây nên các cơn đau dạ dày ngoài ý muốn.
  • Người thiếu máu không dùng.
  • Bệnh nhân tiểu đường, huyết áp và sỏi thận trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn không dùng.
  • Người sắp thực hiện phẫu thuật không dùng. Nghệ có thể chống đông máu do đó có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
  • Khương hoàng là gia vị phổ biến thường được dùng để thêm vào các món ăn để tăng hương vị. Tuy nhiên, nếu cần sử dụng Nghệ như một vị thuốc, người dùng cần trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
  • Người chuẩn bị phẫu thuật.

Bảo quản dược liệu Khương hoàng

  • Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, tránh để bị ẩm mốc
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ