Lá liễu

Lá liễu là gì?

  • Lá liễu (Folium) là lá của cây liễu (danh pháp khoa học: Salix babylonica L), thuộc họ Liễu (Salicaceae) và chi Salix L. Chi liễu có khoảng 350 – 450 loài khác nhau, gồm liễu tím, liễu trắng, liễu lá đào, liễu Alaska, liễu Barratt, liễu khoằm.

----------------------------------------------------

Thành phần hóa học

  • Lá cây liễu có chứa enzym salicinase.

Tác dụng của lá liễu

  • Theo y học cổ truyền
    • Lá cây liễu có vị đắng, tính hàn, có công dụng bổ, se, làm mát máu, giải độc cơ thể.
    • Các tài liệu cổ ở Ai Cập, Sumer và Assyria đã ghi chép về công dụng trị sốt và đau nhức của vỏ thân và lá cây liễu.
    • Vào thế kỷ thứ 5 TCN, Hippocrates (thầy thuốc người Hy Lạp) đã nói về các công dụng dược lý của lá liễu. Loại dược liệu này cũng được thổ dân châu Mỹ sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh.
  • Theo y học hiện đại
    • Quả, hoa và lá cây liễu thường được dùng để trị các chứng lở ngứa, sưng tấy, mụn nhọt độc.
    • Ở Ấn Độ, vỏ và lá cây được người dân dùng để trị sốt rét cơn và sốt rén gián cách.

Một số vị thuốc từ lá liễu

  • Trị tay chân co giật, phong nhiệt đau nhói từ vị trí này đến vị trí khác, bỏng uất nóng ở trong, gân xương đau nhức do bị thương: Lấy 40 – 60g cành lá liễu đem sắc uống.
  • Điều trị dị ứng do sơn ăn lở ngứa, mụn nhọt sưng tấy: 100 – 150g cành và lá liễu non mang đi nấu nước uống, đồng thời xông rửa bên ngoài.
  • Chữa nhọt ở vú: Lá liễu giã nát và đắp trực tiếp lên vết nhọt. Lúc đầu sẽ có cảm giác hơi nóng, tiếp tục đắp một lúc thì sẽ cảm thấy bình thường trở lại và khỏi.
  • Chữa sâu răng: Nấu cao xỉa từ cành lá liễu.
  • Trị rụng tóc: 20g lá liễu, 20g cây vừng đun sôi trong khoảng 10 phút. Lấy nước này gội đầu mỗi ngày, lý tưởng nhất là thời điểm buổi trưa và trước khi đi ngủ. Sau khi gội không nên sấy mà phải để tóc được hong khô tự nhiên. Thực hiện liên tục trong 10 – 15 ngày mới thấy hiệu quả.
  • Trị mất ngủ: Rễ và lấy của cây liễu trắng sắc lấy nước uống. Có thể thay bằng vỏ cây (chỉ áp dụng với những cành của cây liễu từ vài năm tuổi trở lên), nghiền thành bột mịn. Pha theo tỷ lệ 2 thìa thuốc và 1 cốc nước, dùng hàng ngày để trị chữa mất ngủ.
  • Chữa mụn nhọt: 10g lá liễu, 15g hoa liễu, rửa sạch các vị thuốc trên rồi giã nhỏ, đắp trực tiếp lên vết đau. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần, thực hiện trong 3 – 5 ngày liên tiếp.

Lưu ý khi sử dụng lá liễu

  • Mặc dù có bản chất là dược liệu nhưng các lá liễu vẫn có chứa các thành phần hoa học có thể gây dị ứng. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc Đông y để tìm hiểu về chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ của lá cây liễu. Tuyệt đối không tự ý sử dụng theo các bài thuốc dân gian truyền miệng.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ