Lá thường xuân
Lá thường xuân là gì?
- Lá thường xuân là phần lá của cây thường xuân, dân gian còn gọi là cây vạn niên, dây nguyệt quế, dây lá nho, dây Ivy, cây trường xuân. Tên khoa học của nó là Hedera helix thuộc họ Araliaceae.
----------------------------------------------------
Tác dụng của lá thường xuân
- Lá thường xuân giàu những hợp chất saponin và flavonoid, đây là các hợp chất thực vật có những tiềm năng sau đây.
- Chống viêm và chống oxy hóa
- Trong nghiên cứu để đánh giá khả năng chống tiểu đường của dịch chiết lá thường xuân trên chuột, các nhà khoa học đã nhận thấy lượng đường trong máu chuột đã giảm đáng kể. Khả năng giảm đường huyết này có thể do các chất chống oxy hóa trong lá thường xuân.
- Ngoài ra, trên nghiên cứu về tác động chống viêm ở ống nghiệm, các nhà khoa học đã ghi nhận tác dụng chống viêm ở tế bào phổi người.
- Trên một nghiên cứu khác ở chuột về tác động của dịch lá thường xuân trong quá trình đại thực bào, các nhà khoa học đã thấy rằng dịch chiết này ức chế giải phóng chất gây viêm interleukin-6. Nhờ đó, quá trình viêm ngừng lại.
- Tuy nhiên, những nghiên cứu trên cần cần thời gian thực nghiệm trên người để biết được dịch chiết từ lá thường xuân ảnh hưởng như thế nào đến quá trình chống viêm và chống oxy hóa.
- Giảm ho
- Lá thường xuân hữu ích trong việc điều trị bệnh hen suyễn, viêm phế quản, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), đặc biệt là điều trị ho ở trẻ em. Tuy nhiên, những tác dụng này cần nhiều những bằng chứng thuyết phục hơn nữa để có thể đưa dịch lá thường xuân trở thành chỉ định phổ biến hơn.
- Khi dùng một mình hoặc kết hợp với thảo dược như mộc anh thảo, cỏ xạ hương, lá thường xuân giúp trị ho trong nhiễm trùng đường hô hấp trên và cảm lạnh.
- Khi nghiên cứu, người ta nhận ra rằng dịch chiết từ lá thường xuân có tác dụng tương tự với acetylcysteine (thuốc long đờm). Do đó, nó có khả năng long đờm tốt, đặc biệt là khi dùng với trẻ em.
- Để xác thực hơn về khả năng điều trị ho cho trẻ em của lá thường xuân, đã có một nghiên cứu thực hiện trên 5000 trẻ bị ho có đờm. Trong nghiên cứu này, các trẻ được cho dùng dịch chiết từ lá thường xuân 2 lần/ ngày. Khoảng 2/3 phụ huynh hài lòng với tác dụng giảm ho của lá thường xuân.
- Ngoài ra, hoạt chất trong lá thường xuân còn kích thích hệ thống beta – adrenergic trong cơ thể, thúc đẩy việc giải phóng epinerphrine, đây là một thuốc giãn phế quản. Nó giúp mở rộng phế quản và tiểu phế quản, từ đó giúp làm tăng lưu lượng khí trong phổi.
- Chống viêm và chống oxy hóa
Lưu ý khi dùng lá thường xuân
- Để đảm bảo an toàn khi sử dụng lá thường xuân, bạn cần chú ý những điều sau:
- Cây thường xuân có thể gây viêm da tiếp xúc, phát ban dị ứng trên da. Đã có một số trường hợp bị những phản ứng này khi cắt tỉa cây thường xuân tại nhà hoặc trong vườn.
- Một số người có thể bị tác dụng phụ như buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy khi dùng lá thường xuân. Tuy nhiên các nghiên cứu về vấn đề này còn thưa thớt và chưa được đào sâu.
- Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng nếu bạn đang có thai hoặc đang cho con bú.