Lá vông là gì?
- Cây lá vông, còn gọi là vông nem, thích đồng, hải đồng, co toóng lang (Thái), bơ tòng (Tày). Tên khoa học của cây lá vông là Erythrina indica Lamk.
----------------------------------------------------
Thành phần hoá học của cây lá vông
- Cây lá vông có thành phần hóa học chính là Alkaloid và Saponin. Trong đó, hàm lượng Alkaloid trong lá chiếm 0,1 – 0,16%.
- Lá vông nem chứa Alkaloid là Erythrin, có tác dụng làm giảm hoặc làm mất hoạt động thần kinh trung ương, tuy nhiên chất này không ảnh hưởng đến sự kích thích vận động và co bóp của cơ. Lá vông nem còn chứa chất Saponin là Migarin làm giãn đồng tử.
Tác dụng dược lý của cây lá vông
- Theo nghiên cứu của dược lý hiện đại lá vông nem có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, trấn tĩnh, gây ngủ, hạ thân nhiệt, hạ huyết áp. Lá vông nem còn có tác dụng co bóp các cơ. Thí nghiệm sử dụng nước sắc lá vông 10% trên ếch, có tác dụng làm co cứng cơ chân và cơ thắt trực tràng của ếch. Ngoài ra, dược liệu này còn có khả năng sát trùng và điều trị các bệnh ngoài da.
- Theo Y Học Cổ Truyền, lá vông nem có tác dụng an thần, ức chế thần kinh trung ương, hạ huyết áp và co bóp cơ. Vỏ cây có tác dụng làm tê liệt, khu phong thông lạc, sát trùng. Đông y cho rằng cây lá vông có tác dụng trừ phong thấp, tiêu tích và sát trùng.
- Tính vị cây lá vông: Lá có bị nhạt, hơi chát, đắng và có tính bình. Vỏ thân cây lá vông có vị đắng, tính bình.
- Qui kinh: Lá vông nem quy vào kinh Đại tràng và Vị. Vỏ cây lá vông quy vào kinh Can và Thận.
- Từ lâu, lá vông nem được nhân dân dùng làm thuốc an thần, chống lo âu, phiền muộn, chóng mặt, nhức đầu. Cây lá vông là một loại cây mọc hoang và dễ tìm. Để chữa mất ngủ, người ta lấy lá vông rửa sạch, luộc hoặc nấu canh ăn hằng ngày, có khi còn phối hợp với dược liệu khác. Cây lá vông có công dụng an thần, hạ nhiệt, tiêu tích, gây ngủ, cải thiện giấc ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn. Đồng thời, sử dụng các bài thuốc từ lá vông còn giúp giảm bớt căng thẳng, cảm giác lo lắng, bồn chồn.
Cách dùng lá vông chữa mất ngủ
- Uống nước cây lá vông
- Sử dụng lá vông nem để nấu nước uống hàng ngày, bạn sẽ cảm thấy dễ ngủ và ngủ sâu giấc, chất lượng giấc ngủ được cải thiện tốt hơn. Đây cũng là phương pháp đơn giản, có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau.
- Sử dụng 8g đến 16g lá vông phơi khô, dùng ấm đất để sắc với 200ml nước trên lửa nhỏ. Đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 50ml. Nên uống nước sắc lá vông khi còn ấm.
- Kết hợp cây lá vông với các loại dược liệu khác
- Dùng lá vông kết hợp với các loại thảo dược trị mất ngủ khác có thể giúp đạt được hiệu quả cao hơn.
- Cách 1: 16g lá vông, 10g táo nhân, 5g tâm sen, 2 đến 3 bông hoa nhài, 1 lít nước. Vò nát lá vông, táo nhân đem sao vàng, tâm sen sao cho dậy mùi thơm. Sử dụng các nguyên liệu trên hãm cùng với nước, đun sôi trong khoảng 10 đến 15 phút. Sau đó cho thêm hoa nhài vào nước và uống khi còn ấm.
- Cách 2: 30g lá vông, 50g lạc tiên, 10g lá dâu tằm, 1 lít nước. Đem rửa sạch các dược liệu trên và cho vào chảo nóng để sao vàng. Sau đó hãm cùng với 1 lít nước đun sôi trong khoảng 15 phút. Nên dùng khi còn ấm, uống vào buổi tối để giấc ngủ được ngon hơn.
- Chế biến món ăn từ lá vông
- Bên cạnh việc sử dụng cây lá vông chữa mất ngủ trong các bài thuốc dân gian, lá vông nem còn có thể là nguyên liệu dùng để nấu ăn. Một số món gợi ý như:
- Lá vông luộc, nước luộc lá vông có thể nêm nếm dùng thay canh.
- Canh lá vông nem nấu cùng tôm đất.
- Món lá vông xào nhộng tằm.
Lưu ý khi chữa mất ngủ bằng lá vông
- Tuy sử dụng lá vông chữa mất ngủ là phương pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ và áp dụng được cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Cây lá vông chữa mất ngủ chỉ là biện pháp hỗ trợ và không thay thế hoàn toàn cho các liệu pháp y tế.
- Không dùng cây lá vông chữa mất ngủ cho những người bị đỏ, sưng, nóng, đau khớp.
- Chỉ áp dụng cây lá vông chữa mất ngủ cho trường hợp mất ngủ nguyên nhân xuất phát từ thận và can. Trường hợp mất ngủ do tỳ, phế, tâm sẽ không có hiệu quả cao.
- Không được dùng cây lá vông chữa mất ngủ cho trẻ em, bệnh nhân cao huyết áp.
- Để mất ngủ được cải thiện tốt hơn, bệnh nhân nên kết hợp với việc thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống và vệ sinh giấc ngủ tốt hơn.
- Bạn cần kiên trì trong một thời gian lâu nhất định và không được lạm dụng quá nhiều.
- Khi phơi khô lá vông, nên lựa chọn nơi có bóng râm và hạn chế ánh nắng trực tiếp của mặt trời.