Loratadin là gì?
- Loratadin (hay loratadine) là thuốc chống dị ứng thế hệ 2 thuộc nhóm kháng histamin, được dùng phổ biến để điều trị một số trường hợp dị ứng vì tác dụng nhanh vào kéo dài hơn các thuốc cùng nhóm.
----------------------------------------------------
Công dụng
- Loratadin thuộc nhóm thuốc kháng histamin điều trị các triệu chứng dị ứng như ngứa mắt, mũi hoặc cổ họng; chảy nước mũi và hắt hơi trong các trường hợp:
- Viêm mũi dị ứng
- Mày đay mãn tính
- Phù mạch
- Các bệnh dị ứng thông thường khác (với phấn hoa, bụi hay các chất trong không khí).
- Ngoài ra, loratadin có thể được dùng cho những mục đích khác, hãy hỏi thầy thuốc nếu cần thêm thông tin.
Liều dùng
- Liều dùng Loratadin 10mg cho người lớn
- Thuốc chỉ dùng cho người lớn trên 30kg, điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng và phát ban, liều uống 10mg/lần x 1 lần/ngày.
- Người cao tuổi hoặc bệnh nhân suy thận không cần điều chỉnh liều.
- Người suy gan nặng cần được giảm liều theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Liều dùng thuốc cho trẻ em
- Liều thông thường cho trẻ em mắc bệnh viêm mũi dị ứng hoặc mề đay:
- Trẻ 2-12 tuổi: trên 30kg dùng liều như người lớn; dưới 30kg nên dùng siro với liều 5 mg (5ml) cách ngày, không khuyên dùng dạng viên uống.
- Trẻ trên 12 tuổi dùng liều như người lớn.
- Liều dùng thuốc dựa vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị của mỗi người. Người bệnh không được tùy ý tăng hay giảm liều.
Cách dùng
- Bạn có thể uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn đều được. Nếu dùng thuốc ở dạng viên nhai, bạn phải nhai kỹ từng viên trước khi nuốt. Còn trường hợp dùng viên nén phân hủy nhanh thì phải lấy thuốc cẩn thận, tránh làm vỡ viên, sau đó đặt ngay vào miệng và ngậm lại.
- Thông báo cho bác sĩ nếu các triệu chứng dị ứng không cải thiện sau 3 ngày hoặc phát ban kéo dài hơn 6 tuần.
- Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
- Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
- Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm:
- Tim đập nhanh hoặc mạnh
- Buồn ngủ
- Đau đầu
- Cơ thể chuyển động bất thường.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
- Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
- Hãy nhanh chóng gọi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu của tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Gồm có:
- Phát ban, ngứa
- Sưng mắt, mặt, môi, lưỡi, cổ họng, bàn tay, cánh tay, cẳng chân, mắt cá chân và bàn chân
- Khàn tiếng
- Khó thở hoặc khó nuốt, thở khò khè
- Tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn có thể bao gồm:
- Đau đầu.
- Khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
- Mệt mỏi, yếu đuối.
- Đau bụng, tiêu chảy.
- Khô miệng, đau họng.
- Mắt đỏ hoặc ngứa.
- Chảy máu mũi.
- Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên hoặc có những phản ứng không mong muốn chưa được ghi nhận. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Thận trọng/Cảnh báo
- Trước khi sử dụng bạn nên chú ý một số vấn đề sau:
- Thông báo bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với loratadin hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Thông báo cho bác sĩ nếu bạn bị hoặc từng bị hen suyễn, bệnh thận hoặc bệnh gan.
- Nếu bạn bị phenylketone niệu (PKU, một bệnh di truyền trong đó phải tuân theo chế độ ăn uống đặc biệt), bạn cũng cần nói với bác sĩ điều trị để lựa chọn dạng Loratadin phù hợp. Vì loratadin dạng phân hủy nhanh trong miệng có thể chứa aspartame, trong cơ thể tạo thành phenylalanin vi phạm vào chế độ ăn kiêng kể trên.
- Thuốc chống chỉ định với người không dung nạp galactose, thiếu men lactase hoặc kém hấp thu glucose – galactose.
- Viên nén loratadin nên được dùng thận trọng với bệnh nhân suy gan nặng.
- Đi cấp cứu ngay nếu đang dùng loratadin mà có bất kỳ dấu hiệu sốc phản vệ nào sau đây: khó nuốt, khó thở, khó nói; sưng bên trong và xung quanh miệng, sưng lưỡi; thở khò khè; chảy nước dãi; chóng mặt; mất ý thức. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị sốc phản vệ thì sẽ đổi sang ống tiêm epinephrine thay thế.
- Bên cạnh đó, những bệnh nhân có chỉ định kiểm tra da cần phải ngừng uống loratadin trước đó tối thiểu 48 giờ, vì thuốc có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm các phản ứng tích cực đối với chỉ số phản ứng da.
- Những điều cần lưu ý nếu dùng loratadin khi đang mang thai hoặc cho con bú
- Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai. Trước khi dùng thuốc hoặc đang dùng mà có thai, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
- Một lượng nhỏ loratadine có thể bài tiết vào sữa mẹ nên không khuyến khích dùng.
Tương tác thuốc
- Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tốt nhất là viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) để cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
- Loratadine có tác dụng dược lý giống với desloratadine. Không sử dụng thuốc có chứa desloratadin trong khi đang sử dụng loratadine.
- Ngoài ra, tương tác tiềm tàng giữa Loratadine và các thuốc ức chế CYP3A4 hoặc CYP2D6 có thể xảy ra, làm nồng độ loratadine tăng cao trong cơ thể và tăng tỷ lệ gặp tác dụng phụ. Sự tăng nồng độ loratadine này cũng gặp phải khi dùng đồng thời với ketoconazole, erythromycin và cimetidine trong các thí nghiệm nghiên cứu, vẫn nên thận trọng.
Loratadine có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
- Chưa có bằng chứng nào về sự tương tác giữa rượu bia, thuốc lá với thuốc này, nhưng tốt nhất không nên sử dụng đồng thời.
Tình trạng sức khoẻ nào ảnh hưởng đến thuốc?
- Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Hãy kể cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là:
Bảo quản
- Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng dưới 30 độ, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.