Mật ong là gì?
- Mật ong là một chất lỏng ngọt được tạo ra bởi những con ong sử dụng mật hoa từ hoa, có khoảng 320 loại mật ong khác nhau về màu sắc, mùi, hương vị và cách khai thác nó.
----------------------------------------------------
Công dụng
- Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa
- Mật ong nguyên chất chứa nhiều chất chống oxy hóa quan trọng. Bao gồm các axit hữu cơ và các hợp chất phenolic, polyphenol và flavonoid. Các nhà khoa học tin rằng sự kết hợp của các hợp chất này mang lại cho mật ong có nhiều sức mạnh chống oxy hóa. Những hợp chất này đóng một vai trò trung tâm đối với sức khỏe và bệnh tật - với một số nghiên cứu cho thấy rằng chúng có thể bảo vệ chống lại các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim,ung thư và tiểu đường.
- Với lượng tiêu thụ đường quá mức hiện nay sẽ khiến cho mọi người mắc các bệnh béo phì, tiểu đường, lipid máu,... Việc thay thế mật ong trong một số loại thực phẩm cho chất ngọt truyền thống có thể giúp cho tăng cường hệ thống bảo vệ chống oxy hóa ở người lớn khỏe mạnh.
- Mật ong cải thiện sức khỏe tim mạch
- Như đã nói ở trên, mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ích cho sức khỏe đặc biệt là tim mạch. Nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng lượng flavonoid thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch [3]. Trong bệnh tim mạch vành, tác dụng bảo vệ của flavonoid chủ yếu bao gồm chống huyết khối, chống thiếu máu cục bộ, chống oxy hóa và chống co mạch.
- Theo Berreta và cộng sự, đã chỉ ra rằng axit phenolic và polyphenol trong mật ong có tác dụng bảo vệ tim mạch bằng cách giảm và loại bỏ ROS (oxy phản ứng) - làm giảm nguy cơ và tác động của các bệnh lý cấp tính và mãn tính do gốc tự do gây ra trong cơ thể.
- Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong rừng tự nhiên có thể phát huy tác dụng bảo vệ tim mạch và điều trị chống lại các rối loạn tim và rối loạn chức năng vận mạch do epinephrine trực tiếp gây ra, thông qua khả năng chống oxy hóa tổng thể rất rõ rệt và sự giàu có của cả chất chống oxy hóa enzym và không enzym liên quan đến cơ chế bảo vệ tim mạch.
- Mật ong chữa lành vết thương
- Từ thời xa xưa đến hiện nay mật ong được xem như bài thuốc dùng để chữa lành các vết thương. Đặc tính chữa bệnh của mật ong là do nó cung cấp hoạt tính kháng khuẩn, duy trì tình trạng vết thương ẩm và độ nhớt cao của nó giúp cung cấp hàng rào bảo vệ để ngăn ngừa nhiễm trùng. Đặc tính điều hòa miễn dịch của nó cũng có liên quan đến việc sửa chữa vết thương. Hoạt động kháng khuẩn trong hầu hết các loại mật ong là do enzym sản xuất hydrogen peroxide.
- Trong một nghiên cứu nhỏ, sử dụng 63 người mắc đái tháo đường type 2 có biến chứng loét bàn chân, đã dùng mật ong Manuka thoa trực tiếp lên vết loét có hiệu quả như băng vết thương thông thường và thúc đẩy quá trình chữa lành ở 97% vết loét.
- Tương tự, một nghiên cứu khác ở 30 người cho thấy rằng thêm mật ong vào băng gạc vết thương giúp tăng cường khả năng chữa lành ở khoảng 43% trường hợp loét chân do tiểu đường sau ba tháng.
- Một đánh giá của 26 nghiên cứu về mật ong và chăm sóc vết thương cho thấy mật ong hiệu quả nhất trong việc chữa lành vết bỏng dày một phần và vết thương bị nhiễm trùng sau phẫu thuật.
- Mật ong giúp giảm ho ở trẻ em
- Ho là tình trạng bệnh phổ biến ở trẻ, nó làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của trẻ và làm cho các bậc phụ huynh lo lắng cho trẻ nhỏ. Ngoài cách giảm ho bằng cách uống thuốc trị ho, mật ong là lựa chọn tốt giúp các bé điều trị bệnh ho an toàn.
- Một nghiên cứu với 105 trẻ có độ tuổi từ 2-18 tuổi bị viêm đường hô hấp trên, được sử dụng một liều duy nhất mật ong kiều mạch trước khi đi ngủ 30 phút. Kết quả cho thấy các bậc cha mẹ đánh giá mật ong tốt nhất trong việc giảm triệu chứng ho về đêm và khó ngủ của con họ do nhiễm trùng đường hô hấp trên.
- Mật ong hoạt động tốt hơn với các thuốc ho thông thường như: dextromethorphan (DM) và diphenhydramine (DPH). Kết quả nghiên cứu dựa trên 139 trẻ em từ 24-60 tháng tuổi bị ho do nhiễm trùng hô hấp trên (URIs) cho thấy, một liều 2,5 mL mật ong trước khi ngủ có tác dụng làm dịu cơn ho do nhiễm trùng hô hấp trên nhiều hơn so với liều dextromethorphan và diphenhydramine.
- Tuy nhiên, mật ong chứa nội bào tử không hoạt động của Clostridium botulinum. Chúng có thể biến đổi thành vi khuẩn sản sinh độc tố ở trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, dẫn đến ngộ độc ở trẻ sơ sinh. Do đó, không sử dụng mật ong cho trẻ em dưới 1 tuổi.
- Mật ong giúp chăm sóc da
- Mật ong không còn xa lạ gì đối với chị em phụ nữ trong việc chăm sóc da. Ngày nay các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về tác dụng của mật ong đối với việc chăm sóc da để giúp cho mọi người có thêm nhiều kiến thức và cách sử dụng mật ong đúng cách.
- Viêm da dị ứng: một nghiên cứu với 14 bệnh nhân mắc viêm da dị ứng được yêu cầu bôi mật ong Manuka qua đêm liên tiếp 7 ngày. Kết quả cho thấy mật ong làm giảm đáng kể vùng da bị viêm so với trước khi điều trị .
- Vảy nến: Nghiên cứu với 15 người lớn tham gia với chẩn đoán của bác sĩ về bệnh vẩy nến, dùng mật ong Manuka bôi trong 2 tuần đã cho kết quả khả thi và chấp nhận được mật ong làm giảm các tình trạng vảy nến.
- Mụn trứng cá: mụn trứng cá ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người mỗi năm và vài triệu người tìm cách điều trị mỗi năm. Mật ong có thể là một giải pháp cho những người đang tìm kiếm các phương pháp điều trị thay thế. Trong một nghiên cứu khác từ năm 2016, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng việc sử dụng mật ong kanuka cấp y tế kết hợp với 10% glycerine có hiệu quả hơn so với việc chỉ sử dụng xà phòng diệt khuẩn để điều trị mụn trứng cá.
- Ngoài ra mật ong đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống viêm tự nhiên nên rất tốt cho việc điều trị các tình trạng da khác nhau: viêm, mụn trứng cá, ngừa lão hóa...
- Trước khi sử dụng mật ong để điều trị tình trạng da, mọi người nên nói chuyện với bác sĩ da liễu để được tư vấn chính xác phù hợp với tình trạng da của mình. Khi sử dụng mật ong, một người nên kiểm tra dị ứng da trước khi thoa một lượng lớn lên cơ thể.
- Mật ong cải thiện cholesterol
- Mức cholesterol LDL cao là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch. Loại cholesterol này là nguyên nhân chính trong bệnh xơ vữa động mạch, chất béo tích tụ trong động mạch của bạn có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ. Thật may là một số nghiên cứu cho thấy mật ong có thể cải thiện mức cholesterol.
- Tiêu thụ mật ong tự nhiên hạn chế đáng kể sự gia tăng glucose trong máu cùng với sự giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần, LDL và chất béo trung tính, đồng thời tăng HDL ở những người trưởng thành trẻ khỏe mạnh được kết luận trong một nghiên cứu ở Pakistan kéo dài 4 tuần với 70 thanh niên khỏe mạnh sau khi sử dụng 70g mật ong mỗi ngày.
- Một nghiên cứu trên 55 bệnh nhân so sánh mật ong với đường ăn và phát hiện ra rằng mật ong làm giảm 5,8% LDL và tăng 3,3% cholesterol HDL. Nó cũng dẫn đến giảm cân khiêm tốn 1,3%.
- Mật ong tốt cho tiêu hóa
- Viêm dạ dày tá tràng do vi khuẩn Helicobacter Pylori (H.Pylori) hay chứng trào ngược axit là một trong các bệnh đường tiêu hóa nổi bật hiện nay, các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm các phương pháp điều trị bằng thiên nhiên để rút ngắn thời gian điều trị khi kết hợp với các thuốc kháng sinh khác, mật ong là một trong những phương pháp đó.
- Một nghiên cứu với tám loại mật ong được thí nghiệm với vi khuẩn H.Pylori cho thấy, tất cả các mẫu mật ong đều ức chế vùng sinh trưởng của H.Pylori, không cho vi khuẩn phát triển. Các nhà nghiên cứu cho rằng việc sử dụng mật ong cùng với phác đồ điều trị ba thuốc khi nhiễm H.Pylori có thể giúp rút ngắn thời gian cần thiết để loại bỏ H. pylori khỏi niêm mạc dạ dày của bệnh nhân viêm dạ dày hoặc loét tá tràng do nhiễm H. pylori.
- Với chứng trào ngược axit, các nhà nghiên cứu chỉ ra mật ong là một chất chống oxy hóa có tác dụng loại bỏ gốc tự do. Trong khi đó trào ngược có thể được gây ra một phần do các gốc tự do làm hỏng các tế bào lót đường tiêu hóa. Vì vậy mật ong có thể ngăn ngừa trào ngược axit bằng cách loại bỏ các gốc tự do. Không chỉ vậy, một nhà nghiên cứu đã tự kiểm chứng khi dùng 5ml mật ong, tình trạng ợ chua của ông được giảm đáng kể, và ông cho rằng độ nhớt của mật ong có thể giúp giảm axit.