Methadon HCL

Methadon HCL là gì?

  • Methadon HCL thuộc nhóm giảm đau opioid.

----------------------------------------------------

Công dụng

  • Methadone HCL chữa bệnh gì? Đây là loại thuốc được sử dụng để điều trị những tình trạng đau nghiêm trọng (đau do ung thư). Methadone HCL thuộc nhóm giảm đau opioid. Cơ chế thuốc giảm đau bằng cách tác động lên hoạt động não bộ để thay đổi cảm nhận và phản ứng với cơn đau của cơ thể.

Chống chỉ định

  • Không sử dụng Methadone Hcl cho các tình trạng đau nhẹ hoặc đau nhanh khỏi (đau sau phẫu thuật). Không sử dụng thuốc này thường xuyên khi không cần thiết. Ngoài ra, Methadone Hcl còn dùng để điều trị tình trạng nghiện các opioid (heroin) như một phần trong chương trình điều trị quốc gia, giúp ngăn ngừa hội chứng cai do ngừng các opioid khác.

Cách sử dụng Methadone Hcl

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi bắt đầu sử dụng Methadone Hcl. Nếu có bất cứ câu hỏi nào nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Methadone Hcl được sử dụng qua đường uống theo một lịch trình đều đặn hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ, thuốc không cần thiết cho một cơn đau đột ngột, bất ngờ. Có thể uống thuốc trước hoặc sau ăn. Nếu bệnh nhân buồn nôn nên sử dụng Methadone Hcl sau bữa ăn. Theo đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những biện pháp giúp giảm buồn nôn (như nằm khoảng 1 đến 2 giờ, hạn chế cử động đầu sau khi sử dụng thuốc).
  • Đo liều thuốc cần thận bằng bằng các dụng cụ đo đặc biệt khi sử dụng Methadone Hcl dạng dung dịch, không dùng thìa gia dụng có thể làm không chính xác liều dùng.
  • Đối với dạng thuốc được đóng trong ống tiêm định liều đường uống, hãy sử dụng ống tiêm để đo liều lượng, tuyệt đối không tiêm thuốc vào cơ thể. Trước khi uống, pha liều trong khoảng 30ml nước theo chỉ dẫn bác sĩ. Uống hết hỗn hợp này ngay lập tức, không chuẩn bị thuốc trước khi uống quá lâu. Liều lượng Methadone Hcl dựa vào tình trạng sức khỏe và mức độ đáp ứng với điều trị.
  • Bỏ thuốc đột ngột có thể gây tình trạng ngừng thuốc, đặc biệt khi đã sử dụng trong thời gian dài hoặc dùng liều lượng cao. Để ngăn chặn vấn đề này, bác sĩ có thể chỉ định giảm liều từ từ. Nhận biết dấu hiệu hội chứng cai nghiện:
    • Bồn chồn;
    • Thay đổi tâm thần (lo lắng, khó ngủ, ý nghĩ tự tử);
    • Chảy nước mắt, nước mũi;
    • Buồn nôn;
    • Tiêu chảy;
    • Vã mồ hôi;
    • Đau cơ;
    • Thay đổi hành vi đột ngột.
    • Khi sử dụng Methadone Hcl trong một thời gian có thể làm giảm hoặc mất tác dụng thuốc, trao đổi với bác sĩ khi thấy thuốc không còn tác dụng tốt như ban đầu.
    • Mặc dù có tác dụng giảm đau nhưng nó vẫn có thể gây nghiện. Nguy cơ nghiện cao hơn nếu bệnh nhân có sử dụng các chất kích thích (lạm dụng hoặc nghiện ma túy, rượu bia). Dùng thuốc theo đúng chỉ đỉnh để giảm nguy cơ nghiện.

Những tác dụng phụ của Methadone Hcl

  • Các tác dụng phụ của Methadone Hcl bao gồm:
    • Buồn nôn, nôn ói;
    • Táo bón;
    • Choáng váng, chóng mặt;
    • Khô miệng;
    • Buồn ngủ;
    • Vã mồ hôi.
    • Một số tác dụng phụ sẽ giảm khi sử dụng thuốc kéo dài. Tuy nhiên, khi có bất kỳ dấu hiệu nào nghiêm trọng thì báo ngay có bác sĩ điều trị.
  • Bác sĩ điều trị đã đánh giá giữa những lợi ích và những tác dụng phụ trước khi chỉ định Methadone Hcl. Người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu của các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm:
    • Thay đổi nhịp thở khi ngủ (ngưng thở khi ngủ);
    • Thay đổi tâm thần, tâm trạng (như kích động, lú lẫn, ảo giác);
    • Đau dạ dày, đau bụng;
    • Bí tiểu;
    • Chán ăn, mệt mỏi bất thường, sụt cân;
    • Co giật;
    • Li bì, khó đánh thức.
    • Các phản ứng dị ứng rất hiếm gặp khi sử dụng Methadone Hcl. Tuy nhiên, đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng như phát ban toàn thân, ngứa, sưng phù (mặt, lưỡi, cổ họng), chóng mặt hoặc khó thở.

Biện pháp phòng ngừa tác dụng phụ Methadone Hcl

  • Trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ về tiền sử dị ứng với methadone hoặc bất kỳ tình trạng dị ứng nào khác.
  • Các tiền sử bệnh cần báo cho bác sĩ như:
    • Bất thường não, thần kinh (chấn thương đầu, khối u, động kinh);
    • Bệnh hệ hô hấp (như hen suyễn, ngưng thở khi ngủ, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính);
    • Bệnh thận, bệnh gan;
    • Rối loạn tâm thần (như lú lẫn, trầm cảm, ý định tự tử);
    • Tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc chứng rối loạn sử dụng chất kích thích (chẳng hạn như lạm dụng hoặc nghiện ma túy, nghiện rượu);
    • Các bệnh dạ dày ruột (như táo bón, tiêu chảy nhiễm trùng, liệt ruột);
    • Tiểu khó, bí tiểu (phì đại tuyến tiền liệt);
    • Viêm tụy, bệnh túi mật.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ