Methoxy polyethylene glycol-epoetin beta là gì?
- Methoxy polyethylene glycol-epoetin beta kích thích tạo hồng cầu bằng cách tương tác với thụ thể erythropoietin trên tế bào tiền thân trong tủy xương.
----------------------------------------------------
Chỉ định
- Methoxy polyethylene glycol-epoetin beta điều trị thiếu máu có triệu chứng liên quan đến bệnh thận mạn tính (CKD) ở người lớn
- Methoxy polyethylene glycol-epoetin beta cũng được chỉ định để điều trị thiếu máu liên quan đến CKD ở bệnh nhi từ 5 đến 17 tuổi đang chạy thận nhân tạo chuyển đổi từ một thuốc kích thích tạo hồng cầu khác sau khi mức hemoglobin ổn định.
Tương tác với các thuốc khác
- Thuốc làm tăng cường tác dụng tạo huyết khối của Lenalidomide, cần theo dõi.
- Thuốc có thể tăng cường tác dụng kích thích tạo hồng cầu, cần theo dõi.
- Thuốc có thể làm tăng tác dụng phụ hay độc hại của Pegvaliase, nguy cơ phản vệ hoặc phản ứng quá mẫn có thể tăng lên, cần theo dõi.
Chống chỉ định
- Methoxy polyethylene glycol-epoetin beta chống chỉ định trong các trường hợp:
- Bất sản tế bào hồng cầu đơn thuần (PRCA) bắt đầu sau khi điều trị bằng Methoxy polyethylene glycol-epoetin beta hoặc các loại thuốc Erythropoietin khác.
- Tiền sử có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với Methoxy polyethylene glycol-epoetin beta, bao gồm cả phản vệ.
- Tăng huyết áp không kiểm soát.
Liều lượng & cách dùng
- Liều dùng
- Người lớn
- Điều chỉnh liều lượng đảm bảo huyết sắc tố từ 10 g/dl (6,21 mmol/l) đến 12 g/dl (7,45 mmol/l). Đối với bệnh nhân người lớn mắc bệnh thận mạn đang lọc máu, mức hemoglobin không vượt quá 11 g/dl. Cần tránh tăng lượng hemoglobin lớn hơn 2 g/dl (1,24 mmol/l) trong khoảng thời gian 4 tuần.
- Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ để đảm bảo sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả, kiểm soát đầy đủ các triệu chứng của bệnh thiếu máu trong khi duy trì nồng độ hemoglobin dưới hoặc ở mức 12 g/dl (7,45 mmol/l).
- Khuyến cáo rằng hemoglobin được theo dõi 2 tuần 1 lần cho đến khi ổn định và định kỳ sau đó.
- Không đáp ứng đầy đủ hoặc không đáp ứng trong 12 tuần điều trị: Việc tăng liều không có lợi và có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng ngoài mong muốn.
- Bệnh nhân hiện không được điều trị bằng thuốc kích thích tạo hồng cầu (ESA):
- Để tăng nồng độ hemoglobin lên hơn 10 g/dl (6,21 mmol/l), liều khởi đầu khuyến cáo ở bệnh nhân không chạy thận nhân tạo là 1,2 microgam/kg thể trọng, mỗi tháng 1 lần.
- Ngoài ra, có thể dùng liều khởi đầu 0,6 microgam/kg thể trọng hai tuần 1 lần.
- Có thể tăng liều khoảng 25% so với liều trước đó nếu tốc độ tăng huyết sắc tố dưới 1,0 g/dl (0,621 mmol/l) trong hơn 1 tháng. Có thể tăng thêm khoảng 25% hàng tháng cho đến khi đạt được mức hemoglobin mục tiêu.
- Nếu tốc độ tăng hemoglobin lớn hơn 2 g/dl (1,24 mmol/l) trong một tháng hoặc nếu mức độ hemoglobin đang tăng lên và đạt tới mức 12 g/dl (7,45 mmol/l), thì phải giảm liều khoảng 25%. Nếu nồng độ hemoglobin tiếp tục tăng, liệu pháp nên được gián đoạn cho đến khi mức hemoglobin bắt đầu giảm, tại thời điểm đó nên bắt đầu lại liệu pháp với liều thấp hơn khoảng 25% so với liều đã dùng trước đó.
- Sau khi gián đoạn liều, hemoglobin dự kiến sẽ giảm khoảng 0,35 g/dl (0,22 mmol/l) mỗi tuần. Không nên điều chỉnh liều lượng thường xuyên hơn 1 lần 1 tháng.
- Bệnh nhân được điều trị 2 tuần 1 lần có nồng độ hemoglobin trên 10 g/dl có thể được dùng mỗi tháng 1 lần với liều lượng gấp đôi.
- Trẻ em
- Đối với bệnh nhi bị suy thận đang chạy thận nhân tạo
- Chuyển đổi từ epoetin alfa hoặc darbepoetin alfa thành Methoxy polyethylene glycol-epoetin beta ở bệnh nhi mắc bệnh thận mạn được điều trị bằng thẩm phân máu:
- Tiêm tĩnh mạch 4 tuần 1 lần cho bệnh nhi (từ 5 - 17 tuổi) đã có mức hemoglobin ổn định trước đó.
- Liều lượng (tính bằng microgam) dựa trên tổng liều ESA hàng tuần tại thời điểm chuyển đổi được tính 4 lần liều epoetin alfa (UI) hàng tuần trước đó /125 hoặc 4 lần liều darbepoetin alfa (mcg) hàng tuần trước đó /0,55.
- Đối tượng khác
- Bệnh nhân suy gan: Không cần điều chỉnh liều khởi đầu cũng như các quy tắc điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan.
- Người lớn tuổi: Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên.
Cách dùng
- Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da ở bệnh nhân người lớn và chỉ tiêm tĩnh mạch ở bệnh nhân trẻ em. Khi tiêm dưới da, nên tiêm Methoxy polyethylene glycol-epoetin beta vào bụng, cánh tay hoặc đùi.
Tác dụng phụ
- Thường gặp
- Tăng huyết áp cấp, tăng huyết áp.
- Nhức đầu.
- Tiêu chảy, nôn.
- Viêm mũi họng.
- Hạ huyết áp do thủ thuật, huyết khối của shunt động mạch dùng để chạy thận nhân tạo, biến chứng vị trí lỗ rò động mạch, hạ huyết áp, huyết khối.
- Tăng thể tích máu, tăng kali máu.
- Đau bụng, táo bón, xuất huyết tiêu hóa.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Giảm tiểu cầu, xuất huyết.
- Nhiễm trùng.
- Co thắt cơ, đau lưng, đau chân tay.
- Viêm phế quản nhiễm trùng đường hô hấp trên (người lớn 9%), ho, viêm họng.
- Sốt.
- Ít gặp
- Sốc phản vệ, phù mạch, co thắt phế quản, ban đỏ đa dạng, bệnh não tăng huyết áp, ngứa, bất sản hồng cầu đơn thuần, co giật, thiếu máu nặng, phát ban da, hội chứng Stevens-Johnson, nhịp tim nhanh, hoại tử biểu bì nhiễm độc, mày đay.
- Hiếm gặp
Lưu ý
- Lưu ý chung
- Cần thận trọng khi tăng liều ở bệnh nhân suy thận mạn tính vì liều epoetin tích lũy cao có thể làm tăng nguy cơ tử vong, các biến cố tim mạch và mạch máu não nghiêm trọng
- Điều trị bổ sung sắt được khuyến cáo cho tất cả bệnh nhân có giá trị ferritin huyết thanh dưới 100 microgram/l hoặc có độ bão hòa transferrin dưới 20%.
- Việc không đáp ứng với thuốc nên phải tìm kiếm các yếu tố gây bệnh.
- Thiếu sắt, acid folic hoặc vitamin B12 làm giảm hiệu quả của ESA và do đó cần được điều chỉnh.
- Nhiễm trùng đồng thời, các đợt viêm hoặc chấn thương, mất máu ẩn, tan máu, nhiễm độc nhôm nặng, các bệnh huyết học tiềm ẩn, hoặc xơ hóa tủy xương cũng có thể ảnh hưởng đến phản ứng tạo hồng cầu.
- Bất sản hồng cầu đơn thuần (PRCA) do kháng thể kháng erythropoietin gây ra đã được báo cáo.
- Epoetins không được chấp thuận trong việc kiểm soát bệnh thiếu máu liên quan đến viêm gan C, thiếu máu do hóa trị liệu ung thư.
- Huyết áp có thể tăng trong khi điều trị. Huyết áp nên được kiểm soát đầy đủ ở tất cả bệnh nhân trước khi bắt đầu và trong khi điều trị.
- Các phản ứng có hại trên da nghiêm trọng (SCAR) bao gồm hội chứng Stevens-Johnson (SJS) và hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN), có thể đe dọa tính mạng hoặc tử vong, đã được báo cáo. Như với tất cả các yếu tố tăng trưởng, có một mối lo ngại rằng ESA có thể kích thích sự phát triển của bất kỳ loại bệnh ác tính nào (ung thư đầu và cổ, ung thư vú, ung thư phổi, u lympho, ung thư cổ tử cung).
- Co giật đã xảy ra ở những bệnh nhân tham gia nghiên cứu lâm sàng methoxy polyethylene glycol-epoetin beta. Trong vài tháng đầu tiên sau khi bắt đầu dùng methoxy polyethylene glycol-epoetin beta, hãy theo dõi bệnh nhân chặt chẽ để nhận biết các triệu chứng thần kinh.
- Lưu ý với phụ nữ có thai
- Không có dữ liệu về việc sử dụng thuốc ở phụ nữ mang thai. Cần thận trọng khi kê đơn cho phụ nữ có thai.
- Lưu ý với phụ nữ cho con bú
- Người ta chưa biết liệu thuốc có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Một nghiên cứu trên động vật đã cho thấy sự bài tiết của Methoxy polyethylene glycol-epoetin beta trong sữa mẹ. Cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi quyết định tiếp tục hay ngừng cho con bú.
- Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc
- Không có hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc.
Quá liều
- Quá liều và độc tính
- Phạm vi trị liệu rộng. Quá liều có thể dẫn đến các biểu hiện của tác dụng dược lực học quá mức, ví dụ như tạo hồng cầu quá mức.
- Cách xử lý khi quá liều Methoxy polyethylene glycol-epoetin beta
- Trong trường hợp nồng độ hemoglobin quá cao, nên tạm ngừng điều trị. Nếu có chỉ định lâm sàng, phẫu thuật có thể được thực hiện.
Quên liều và xử trí
- Nếu bỏ lỡ một liều, liều đã quên phải được sử dụng càng sớm càng tốt và phải được bắt đầu lại với tần suất dùng thuốc đã quy định.