Mộc hoa trắng

Mộc hoa trắng là gì?

  • Cây mộc hoa trắng thuộc họ Trúc đào, có tên khoa học là Holarrhena antidysenteria Wall. Trong dân gian, có một số cách gọi khác cho loại cây này như cây Sừng trâu, Mức lá to, Mộc vài, Thừng mực lá to, Mức hoa trắng.

----------------------------------------------------

Tác dụng của cây mộc hoa trắng

  • Từ vỏ và hạt cây người ta đã chiết xuất các alkaloid có nhiều công dụng có ích như conessin, conesinidin, conkurchin, holarhenin, kurchine, holarrhemine... Trong vỏ cây chứa 2% các alkaloid trong có consenin. Conessin là alkaloid gây tác dụng dược lý chính của cây và chiếm 2% hoạt chất trong vỏ cây. Trong hạt có từ 36-40% dầu và 0,025% alkaloid.
  • Với thành phần hóa học đa dạng và có dược tính cao như trên, cây mộc hoa trắng được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý.
  • Chống tiêu chảy
    • Tác dụng lên các bệnh đường tiêu hóa là một tác dụng phổ biến của cây mộc hoa trắng được nhiều người biết đến và áp dụng.
    • Theo nghiên cứu trên ba chủng vi khuẩn E.coli, nước sắc từ vỏ cây có hoạt tính chốngtiêu chảy. Ngoài ra, cây còn có khả năng ức chế sự sản xuất và bài tiết độc tố của vi khuẩn trong ruột, giảm độc lực của các chủng vi khuẩn gây độc tố ruột. Do đó,mộc hoa trắng có tác động hiệu quả lên nhiều giai đoạn tiêu chảy.
    • Ngoài các chủng E.coli, nước sắc từ cây mộc hoa trắng còn có tác dụng lên nhiều vi khuẩn khác như lỵ, tụ cầu,.. giúp ngăn ngừa bệnh viêm đại tràng.
  • Chống ký sinh trùng
    • Conessin có trong vỏ cây và hạt của cây mộc hoa trắng có khả năng diệt trừ giun, lỵ amip, tác dụng đến cả kén của ký sinh trùng. Để có được hiệu quả như vậy nhờ vào khả năng ức chế tăng trưởng, khử trùng và chống ăn mòn của Conessin. Hiệu lực tương tự như emetin nhưng ít độc, tác dụng đến nhiều dạng ký sinh trùng và dễ sử dụng hơn.
  • Giảm tình trạng đái tháo đường
    • Chiết xuất etanolic từ hạt mộc hoa trắng được nghiên cứu rộng rãi về hoạt tính giảm tình trạng đái tháo đường. Với liều từ 250 -300 mg/kg, dịch chiết của nó thể hiện sự ức chế hoạt động của alpha glycosidase. Do đó làm giảm sự hấp thụ carbohydrate từ ruột, ngăn cản sự tăng đường huyết sau ăn. Hoạt lực này được so sánh tương đương với acarbose.
    • Ngoài hạt, chiết xuất từ lá mộc hoa trắng cũng có đặc tính giảm nguy cơ đái tháo đường khi dùng trong 21 ngày liên tục ở liều 400 mg/kg. Tác dụng này có thể so sánh với glibenclamide ở liều lượng 5 mg/kg khi dùng đường uống.
  • Chống ung thư
    • Trong các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm, tác dụng gây độc tế bào của chiết xuất từ lá mộc hoa trắng có khả năng chống lại 14 dòng tế bào ung thư ở người. Các dòng tế bào này xuất phát từ 9 loại mô khác nhau gồm vú, ruột , cổ tử cung, hệ thần kinh trung ương, phổi, gan, miệng, buồng trứng, tuyến tiền liệt.
    • Tác dụng này vẫn đang được nghiên cứu với nhiều giai đoạn chiết xuất khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng, phân đoạn hòa tan các hoạt chất của cây trong cloroform cho khả năng chống ung thư cao nhất trên các dòng tế bào ung thư ở người
  • Các tác dụng khác
    • Ở Ayurveda và Ấn Độ, loại cây này còn được sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến rối loạn máu, sốt, vàng da, thiếu máu... Ngoài ra, mộc hoa trắng còn có thể gây hạ huyết áp, làm chậm nhịp tim, chống co thắt, chống oxy hóa, kích thích sự co bóp ruột và tử cung.

Mộc hoa trắng có gây hại gì không?

  • Các hoạt chất alkaloid được chiết xuất từ cây mộc hoa trắng khá lành tính. Tuy nhiên, với liều cao conessin có thể gây liệt trung tâm hô hấp. Chất có tác dụng gây tê tại chỗ khi tiêm. Tuy nhiên, kèm theo đó là hiện tượng hoại thư. Vì vậy, bài thuốc này không được dùng làm thuốc gây tê trong y tế.
  • Các nghiên cứu về tác dụng gây độc trên nguyên bào xương và nguy cơ ngộ độc cấp tính qua đường uống đã được thực hiện ở chuột. Các kết quả cho thấy không có độc tính tế bào nào được ghi nhận lên đến liều 16 μg/ml và tất cả các loại chiết xuất từ hạt mộc hoa trắng đều an toàn đến 2000mg/ kg ở chuột. Theo một báo cáo khác cũng được thực hiện trên chuột có kết luận chiết xuất ethanolic từ cây an toàn lên đến 3000 mg/kg
  • Mặt khác, thành phần dịch chiết etanolic của cây tạo phức hợp gây độc cho gan chuột khi dùng ở liều 270 và 530 mg/kg/ngày (thấp hơn 10 và 20 lần so với liều dùng cho người). Tác dụng này xảy ra khi dùng trong thời gian dài, liên tục trên 3 tháng. Do đó, người ta cho rằng nên tránh dùng quá liều và kéo dài để ngăn ngừa các tác dụng phụ gây độc gan của các hoạt chất.
  • Mộc hoa trắng là dược liệu khá an toàn và dễ sử dụng, mang lại hiệu quả điều trị khá cao. Tuy nhiên, bên cạnh các tác dụng không mong muốn đã nghiên cứu được thì việc sử dụng các hoạt chất từ cây này có hai lưu ý lớn:
  • Cực kỳ thận trọng khi sử dụng cho trẻ nhỏ
  • Không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nếu chưa được bác sĩ cho phép.

Liều dùng

  • Với các công dụng hữu ích nêu trên, các chiết xuất từ cây mộc hoa trắng được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng dược liệu ở dạng cao lỏng hay thuốc bột. Một số khuyến cáo về liều lượng thuốc tùy thuộc vào các dạng hoạt chất khác nhau như:
    • Cồn từ hạt: Khoảng 2 - 6g/ngày
    • Bột từ hạt: Khoảng 3 - 6g/ngày
    • Cao lỏng: Khoảng 1 - 3g/ngày
    • Bột từ vỏ: Khoảng 10g/ngày

Các bài thuốc phổ biến

  • Một số bài thuốc cổ truyền chữa bệnh từ dược liệu của cây mộc hoa trắng được sử dụng phổ biến hiện nay như:
    • Bài thuốc chữa viêm đại tràng
      • Bài thuốc 1: Cần chuẩn bị vỏ cây mộc hoa trắng với lượng tùy ý. Đem đi tán thành bột mịn. Mỗi ngày dùng 10g sắc chung với nước để uống khi còn ấm.
      • Bài thuốc 2: Cần chuẩn bị phần hạt của mộc hoa trắng. Cũng đem tán dược liệu thành bột rồi mỗi ngày lấy khoảng 10 -15g sắc lấy nước uống trong ngày. Mỗi ngày có thể uống nhiều lần và cần duy trì trong thời gian dài.
    • Bài thuốc chữa bệnh lỵ
      • Chuẩn bị: Phần vỏ cây mộc hoa trắng với lượng tùy ý.
      • Thực hiện: Đem phơi khô dược liệu rồi đi tán thành bột mịn. Có thể sắc với nước hoặc hòa với nước sôi ấm uống mỗi ngày 10 – 15g. Dùng liên tục và đều đặn đến khi các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ