Naproxen
Naproxen là gì?
- Naproxen là một thuốc chống viêm không steroid dẫn xuất từ acid propionic, có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm và ức chế tiểu cầu kết tụ.
----------------------------------------------------
Công dụng
- Naproxen được sử dụng để giảm đau cho các tình trạng bệnh như nhức đầu, đau nhức cơ bắp, viêm gân, đau răng và đau bụng kinh. Đồng thời, thuốc giúp giảm đau, sưng và cứng khớp do chứng viêm khớp, viêm bao hoạt dịch và bệnh gút.
Cách dùng Naproxen
- Bạn uống thuốc cùng với thức ăn hoặc ngay sau ăn.
- Hãy cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc trở nên xấu hơn.
Bạn nên bảo quản Naproxen như thế nào?
- Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
- Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Liều dùng
- Liều dùng Naproxen cho người lớn
- Dùng naproxen 250 – 500mg/lần, 2 lần mỗi ngày. Tổng liều tối đa 1.000 – 1.250mg/ngày).
- Liều dùng Naproxen cho trẻ em
- 5 – 7,5 mg/kg/lần, 2 lần mỗi ngày. Tổng liều tối đa 1.000mg/ngày.
Tác dụng phụ
- Ngừng sử dụng Naproxen và gọi ngay cho bác sĩ ngay nếu bạn bị:
- Đau ngực, suy nhược, khó thở, nói lắp, gặp các vấn đề với tầm nhìn hoặc mất thăng bằng
- Phân đen, có máu, hoặc màu hắc ín
- Ho ra máu hoặc nôn mửa như bã cà phê
- Sưng hoặc tăng cân nhanh chóng, tiều ít hoặc không thể tiểu
- Buồn nôn, đau bụng trên, ngứa, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da (vàng da hoặc mắt)
- Bầm tím, ngứa ran, tê, đau, nhược cơ nặng
- Sốt, nhức đầu, cứng cổ, ớn lạnh, tăng sự nhạy cảm với ánh sáng, có vết bầm tím trên da và/hoặc động kinh (co giật)
- Dị ứng da nghiêm trọng – sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, rát mắt, đau da kèm phát ban da hoặc vết ban màu tím lan rộng (đặc biệt là ở mặt hoặc vùng cơ thể phía trên) và gây phồng rộp,bong tróc .
- Tác dụng phụ phổ biến của naproxen có thể bao gồm:
- Khó chịu dạ dày, ợ nóng nhẹ hoặc đau bụng, tiêu chảy, táo bón
- Đầy hơi, ợ hơi
- Chóng mặt, nhức đầu, căng thẳng
- Ngứa hoặc phát ban da
- Tầm nhìn mờ
- Ù tai.
- Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng/ Cảnh báo
- Thuốc chống chỉ định cho các trường hợp sau:
- Quá mẫn với thành phần của thuốc hoặc các thuốc NSAID khác
- Người mắc các tình trạng như loét dạ dày – tá tràng cấp tính, viêm trực tràng hoặc chảy máu trực tràng, suy gan hoăc suy thận.
- Thận trọng khi dùng naproxen nếu bạn có các yếu tố sau:
- Bệnh tim mạch
- Tăng huyết áp
- Người cao tuổi
- Tiền sử viêm loét dạ dày tá tràng
- Phụ nữ có thai nên thận trọng khi dùng thuốc trong 6 tháng đầu và tuyệt đối không dùng trong 3 tháng cuối thai kỳ.
- Phụ nữ cho con bú nên thận trọng khi dùng naproxen. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc.
Tương tác thuốc
- Thuốc này có thể tương tác với một số thuốc sau:
- Các thuốc NSAID khác hoặc salycilat, thuốc chống đông máu, costicosteroid, SSRI
- Thuốc hạ huyết áp
- Thuốc lợi tiểu
- Để tránh tương tác, bạn hãy thông báo cho bác sĩ biết về tất cả loại thuốc đang dùng.
Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?
- Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
- Các triệu chứng quá liều naproxen có thể bao gồm:
- Chóng mặt
- Mệt mỏi cùng cực
- Buồn ngủ
- Đau dạ dày
- Ợ nóng
- Buồn nôn
- Nôn
- Thở chậm hoặc khó thở.
Bạn nên làm gì nếu bạn quên một liều?
- Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.