Ngải cứu

Ngải cứu là gì?

  • Ngải cứu hay còn được gọi là Cây thuốc cứu, Ngải diệp, Quả sú (Hmông), Nhả ngải (Tày), Ngỏi (Dao), cỏ Linh ly (Thái),... thuộc họ Cúc với danh pháp khoa học là Asteraceae.

----------------------------------------------------

Thành phần hóa học

  • Tinh dầu với hàm lượng khoảng 0,2-0,34%.
  • Tinh dầu chứa chủ yếu monoterpen và sesquiterpen.

Tác dụng của Ngải cứu

  • Theo y học cổ truyền
    • Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm và ba kinh can, tỳ, thận, có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, giảm đau, cầm máu, sát trùng.
  • Theo y học hiện đại
    • Mỗi cách bào chế Ngải cứu khác nhau sẽ cho tác dụng điều trị khác nhau.
    • Cao Ngải cứu có có tác dụng diệt ký sinh trùng, tẩy giun và trị côn trùng. Cao nước Ngải cứu được chứng minh kìm hãm hoặc ức chế sự phát triển của cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm.
    • Tại Nhật Bản, kết quả thử nghiệm trên 56 bệnh nhân bị ngứa da được sử dụng gel Ngải cứu cho thấy có 67% số bệnh nhân hết viêm ngứa da, 56% bệnh nhân bị viêm da dị ứng khỏi bệnh, 73% bệnh nhân cao tuổi bị khô da được cải thiện và theo dõi không thấy phản ứng có hại xảy ra.
    • Trong Ngải cứu có chứa tinh dầu có hiệu lực kháng nấm Aspergillus flavus tới 67%, kháng một số vi sinh vật khác như Proteus vulgaris, Staphylococus aureus…
    • Nước sắc ngải cứu có tác dụng lợi tiểu. Ngải cứu có tác dụng ức chế giải phóng histamine và acetylcholine ở cơ trơn ruột, do đó làm giảm nhu động ruột khi thử nghiệm trên chuột lang.

Liều lượng và cách dùng Ngải cứu

  • Dùng làm thuốc điều hòa kinh nguyệt: Trước khi có kinh nguyệt một tuần theo chu kỳ, uống mỗi ngày từ 6 - 12g (tối đa 20g), sắc với nước hay hãm với nước sôi như hãm chè, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng thuốc bột (5 - 10g) hay dưới dạng thuốc cao đặc 1 - 4g. Thuốc an toàn với phụ nữ có thai do không gây co bóp tử cung.

Bài thuốc chữa bệnh từ Ngải cứu

  • Điều trị rong kinh, rong huyết, cơ thể suy nhược
    • Sử dụng khi bắt đầu có kinh nguyệt, đang hành kinh: Lá ngải cứu khô 10g, thêm 200ml nước, cô còn 100ml, có thể thêm ít đường cho dễ uống. Dùng 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.
  • Thuốc dưỡng thai, an thai
    • Dùng một số vị thuốc sau: Lá ngải cứu 16g, tía tô 16g, nước 600ml, sắc đặc còn 100ml, có thể thêm đường. Ngày uống 3 - 4 lần.
  • Điều trị ho
    • Dùng kết hợp nhiều dược liệu: Lá ngải cứu, lá nguyệt bạch, cây bọ mắm, mỗi thứ một nắm, trà ngon, đủ pha một ấm, gừng 3 lát. Sắc, dùng 1 ngày 1 thang.
  • Điều trị đau lưng cấp tính
    • Lá ngải cứu sam rượu đắp ấm tại vị trí đau.
  • Thuốc xoa bóp chỗ phong thấp
    • Ngải cứu và phèn chua 2 vị cùng sao lẫn rồi đắp vào vùng bị đau.

Lưu ý khi sử dụng Ngải cứu

  • Ngải cứu có thể gây phản ứng dị ứng ở một số bệnh nhân bị dị ứng với thực vật họ Asteraceae như hoa cúc, ragweed, cỏ bạch dương, cà rốt hoặc cần tây.

Bảo quản Ngải cứu

  • Để nơi khô, thoáng mát.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ