Ngô thù du
Ngô thù du là gì?
- Ngô thù du là một cây nhỏ cao chừng 2,5-5m. Cành màu nâu hay tím nâu, khi còn non có mang lông mềm dài, khi già lông rụng đi, trên mặt cành có nhiều bì khổng. Lá mọc đối, kép lông chim, rìa lẻ. Cả cuống và lá dài độ 15-35cm, 2 đến 5 đôi lá chét, có cuống ngắn. Trên lá và cuống lá chét có mang lông mềm.
----------------------------------------------------
Đặc điểm của ngô thù du
- Về hình dáng, ngô thù du là loại cây mọc cao có thể đạt từ 2,5 đến 5m. Khi nhìn từ ngoài vào chúng ta sẽ thấy cành cây xuất hiện màu nâu hoặc nâu có hơi pha chút tím. Với những cành còn non, một lớp lông mềm sẽ phủ bên ngoài cành cây. Khi cành già đi lông phủ xung quanh cũng rụng dần và lớp bì khổng dày lên.
- Lá của cây ngô thù du thường mọc đối nhau khoảng 2 - 5 đôi và cuống ngắn. Khi kiểm tra chiều dài từ cuống đến là thì có chiều dài dao động khoảng 15 - 35 cm. Lá chét thường dài trong khoảng 5 - 15cm tán lá rộng khoảng 2,5 - 5cm phần đầu ngọn và dài. Hai mặt lá của cây đều mọc lông nhưng nhiều hơn ở mặt dưới. Dưới ánh sáng chiếu vào có thể phát hiện điểm tinh dầu ở ngay trên lá.
- Ngô thù du ra hoa thường là hoa đơn hoặc hoa nhỏ chụm lại thành tán hay chùm. Cuống của bông hoa khá to và thô chứa những sợi lông mềm màu nâu. Hoa cái thì có kích thước lớn hơn hoa đực. Cánh hoa mang màu vàng trắng thường mọc từ tháng 6 đến tháng 8.
- Quả ngô thù du dài khoảng 3mm hình cầu và xuất hiện nhiều điểm tinh dầu khi soi sáng như ở lá. Quả có màu đen bóng, đường kính dài 4mm và xuất hiện sau mùa hoa khoảng tháng 9 - 10 hàng năm.
Thu hoạch và chế biến dược liệu ngô thù du
- Vị thuốc ngô thù du được tìm thấy phổ biến ở Vân Nam Trung Quốc. Một số vùng như Quảng Đông, Quảng Tây cũng có thể tìm thấy loại thảo dược này. Vì vậy, nếu muốn tìm kiếm ngô thù du ở Việt Nam cần đến vùng biên giới phía bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn.
- Trên cây ngô thù du, quả là bộ phận chứa nhiều dược tính và được chọn chủ yếu để chữa bệnh. Đồng thời các vị thuốc, bài thuốc truyền lại cũng có thành phần lấy từ quả của ngô thù du.
- Khi thu hái quả ngô thù du hoặc một số bộ phận khác chúng ta nên lựa chọn thời điểm từ tháng 8 đến tháng 11. Lúc này quả còn lành chưa bị nứt thì mới đảm bảo chất lượng sử dụng.
- Quả sau khi được kiểm tra kỹ lưỡng không bị nứt còn nguyên vẹn sẽ được đem đi sấy khô. Thông thường việc sấy khô được thực hiện ở nhiệt độ cao nhưng vị thuốc ngô thù du lại đặc biệt hơn. Quả đem sấy chỉ dùng nhiệt thấp dao động khoảng 40 - 50 độ. Sau khi hoàn thành quá trình sấy thì loại bỏ các cuống, là và tạp chất còn bán lại ở trên vỏ.
- Dược liệu ngô thù du sau khi được sấy khô loại bỏ tạp chất sẽ sơ chế để thành một dược liệu có thể sử dụng. Ngô thù du thành phẩm sẽ được sơ chế cùng cam thảo với tỷ lệ cam thảo chiếm 6% trọng lượng ngô thù du dược liệu. Đảm bảo cân đo chính xác thành phần dược liệu sẽ giúp cho tác dụng thuốc được phát huy hoàn toàn công dụng.
- Khi dược liệu được chuẩn bị đầy đủ sẽ đem phần cam thảo đi tán nhuyễn và pha cùng lượng nước tương đương trọng lượng cam thảo đã chuẩn bị. Sắc cam thảo rồi lọc lấy được sau đó dùng nước sắc cam thảo ủ dược liệu ngô thù du đến khi nước sắc thẩm thấu đều vào dược liệu. Dược liệu sau khi đã thẩm thấu đều sẽ được đem phơi khô bảo quản sử dụng.
- Ngô thù du dược liệu sau khi sơ chế sẽ dễ dàng bảo quản và thuận lợi khi cần dùng. Sau đây là một số cách bào chế dược liệu ngô thù du khác được tìm thấy trong sách y học cổ:
- Bào chế theo Lôi Công chỉ cách bào chế dược tính giải: Lấy ngô thù du đã được sơ chế nấu nước đun sôi 7 lần đến khi có vị đắng nồng vốn có để trị bệnh.
- Bào chế ngô thù du theo sách Trung Dược Đại Từ Điển ghi chép: Cân lấy một lượng cam thảo bằng khoảng 6% trọng lượng ngô thù du rồi sắc lấy nước. Tẩm nước sắc cam thảo lên ngô thù du sau đó sao thật khô rồi bảo quản dùng dần.
- Bào chế bằng Phương Pháp Đông Dược: Đun nước sôi đến khoảng 70 độ rồi đổ thẳng vào ngô thù du đã làm sạch. Sau đó khuấy đều hỗn hợp đến khi nhiệt độ nước hạ xuống. Loại bỏ nước nguội và tiếp tục lặp lại 2 - 3 lần. Sau đó tiến hành sấy khô ngô thù du và tán nhuyễn.
- Ngô thù du sau khi được bảo chế đều trải qua sao khô hoặc sấy khô nên có thể bảo quản sử dụng tốt trong thời gian dài. Tuy nhiên các loại thảo mộc rất dễ mối mọt ẩm mốc nên bạn cần chú ý đặt trong túi kín hoặc bình có nắp đậy chặt. Đồng thời hãy cất thuốc vào nơi khô thoáng tránh nấm mốc xâm nhập.
Ngô thù du và những tác dụng dược lý được y học công nhận
- Ngô thù du trong sách y học ghi chép có vị đắng và chứa một chút độc tính.
- Dược lý theo Y Học Cổ Truyền
- Sách Đông y đã ghi chép lại công dụng của ngô thù du bao gồm điều hòa khí huyết, giúp giảm các triệu chứng nóng trong và trị vết loét trong một số bộ phận.
- Sách cổ Đông y có ghi rằng ngô thù du chủ trị một số triệu chứng như: nôn mửa, đau bụng do nhiễm lạnh, kiết lỵ, cao huyết áp, trào ngược dạ dày, cảm lạnh, nhức mỏi chân tay. Đặc biệt với các vết loét ở miệng, lưỡi, thủy đậu hay đau răng cũng được ứng dụng sử dụng ngô thù du.
- Dược lý theo y khoa học
- Trong nền Y Học Hiện Đại, công dụng của ngô thù du không chỉ là thuốc uống mà còn được dùng để điều trị theo nhiều phương pháp khác. Tinh dầu được tìm thấy trên quả hay lá có thể sẽ là nguyên liệu giúp trừ phong và ức chế các loại men bất thường duy trì hoạt động. Nhờ vậy mà chứng nôn ọe sẽ được kìm lại và thuyên giảm.
- Trong các phân tích đến từ phòng thí nghiệm cho thấy thành phần có tác dụng giảm đau tìm thấy trong ngô thù du khá giống với Antipyrine. Khi sử dụng ngô thù du dược liệu sẽ có công dụng giãn tĩnh mạch ngoại vi. Đồng thời lực cản của mạch ngoại vi hay hoạt động phóng histamin sẽ được giảm mạnh. Với những nghiên cứu đó, các chuyên gia tin rằng ngô thù du có thể trị bệnh hạ đường huyết hiệu quả.
- Trong một nghiên cứu khác, ngô thù du đã phản ứng với cơ trơn. Trong dược liệu có chứa Rutamine chiết xuất từ Rutaecarpine. Đây là một thành phần có khả năng gây kích thích co thắt tử cung.
- Sử dụng thuốc sắc từ ngô thù du sẽ giúp lợi tiểu. Đồng thời sự hoạt động của các tụ cầu khuẩn, nấm ngoài da, ký sinh trùng hay trực khuẩn mủ xanh cùng bị ức chế và giảm sự gây hại. Thêm vào đó, cơ thể sẽ hạ nhiệt nếu sử dụng thuốc sắc đúng cách dưới hướng dẫn của thầy thuốc.
Hướng dẫn sử dụng và liều lượng ngô thù du
- Trước tiên, ngô thù du dược liệu là một loại thảo dược có nguồn gốc từ lâu. Đây là vị thuốc có thể trị nhiều bệnh và được áp dụng phổ biến trong Đông y thời xưa. Tuy vậy, một vị thuốc dù có mang nhiều công dụng cũng cần dùng đúng cách và đúng liều lượng mới không gây hại cho sức khỏe của bệnh nhân.
- Thông thường vị thuốc ngô thù du sẽ có 2 dạng là thuốc sắc hoặc thuốc bột. Với vị thuốc ngô thù du tán nhuyễn thành bột mỗi lần nên dùng khoảng 1 - 3g còn thuốc sắc có thể dùng nhiều hơn cụ thể là khoảng 3 - 6g. Đây là một liều lượng tham khảo không khuyến khích bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc với liều lượng này.
- Mỗi vị thuốc sẽ không thể cố định liều vì tình trạng bệnh mới là cơ sở để kê đơn. Vì thế mà bạn nên hỏi bác sĩ để được tư vấn cũng như sử dụng thuốc hợp lý với tình trạng bệnh.
Bài thuốc điều chế từ ngô thù du được tìm thấy trong sách y học
- Tác dụng của ngô thù du sẽ chỉ phát huy tác dụng khi được dùng đúng cách và đúng liều. Sách Y học cổ đại của những thầy thuốc giỏi đã ghi lại rất nhiều bài thuốc trị những chứng bệnh cụ thể cho người đời sau dễ dàng sử dụng. Sau đây là 10 bài thuốc phổ biến được biết đến về tác dụng của ngô thù du.
- Sử dụng thuốc trị nôn do tỳ vị hàn
- Để trị vị hàn khí nghịch gây đến nôn mửa, ngô thù du được bào chế theo 3 bài thuốc:
- Bài thuốc 1: Sử dụng bột tán nhuyễn của quả ngô thù du để làm thuốc. Với lượng bột 2 - 4 gam pha cùng 150ml nước đun sôi và uống khi ấm. Công dụng của thuốc sẽ phát huy tốt nếu bạn uống khi cảm thấy buồn nôn.
- Bài thuốc 2: Lấy gừng đem nướng cùng ngô thù du sau đó tán chúng thành bột và trộn đều lên. Lượng sử dụng cho mỗi lần là 3 - 5 gam bột nghiền mịn. Đem trộn bột gừng và ngô thù du với nước sôi uống khi còn ấm. Cách làm này không chỉ giảm buồn nôn mà còn giúp giảm đau bụng và ợ chua.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị 10 gam táo đại, 20 gam gừng tươi, 10 gam đằng sân cùng 5 gam ngô thù du. Đem sắc dược liệu sau khi cân đủ liều lượng với lửa nhỏ và nửa lít nước. Sắc chúng đến khi hỗn hợp cô lại còn khoảng 200 ml. Sau khi hỗn hợp đạt đem chắt phần nước sắc uống ngay lúc ấm để trị nôn cùng các chứng do hàn vị.
- Chữa viêm dạ dày mãn tính
- Viêm dạ dày mãn tính có ảnh hưởng lớn sinh hoạt và sức khỏe. Đồng thời các chứng đau bụng, đau mạn sườn hay nôn mửa trào ngược xung làm chất lượng cuộc sống giảm sút. Để giảm cũng như hạn chế những triệu chứng trên bạn cần có ngô thù du và hoàng liên.
- Ngô thù du đem ngâm với nước muối còn hoàng liên được tẩm nước gừng rồi sao khô. Trong bài thuốc này tỷ lệ sử dụng giữa ngô thù du và hoàng liên là 1-6. Ngô thù du ngâm muối sau đó sao khô và nghiền mịn cùng hoàng liên được sao với gừng. Hỗn hợp thu được sẽ cân lấy 3 - 6 gam cho 1 lần dùng. Với bột hỗn hợp với sử dụng cùng nước sôi và uống khi còn ấm để tăng hiệu quả.
- Giảm cơn đau quặn bụng
- Với những cơn đau quặn bụng kéo dài, ngô thù du là một vị thuốc cứu tinh. Đầu tiên cần chuẩn bị một số vị thuốc với định lượng: 3 gam tiểu hồi, 10 gam xuyên luyện tử, 4 gam ngô thù du, 5 gam mộc hương.
- Tất cả các nguyên liệu được đem sắc cùng nửa lít nước và cô đọng lại còn nửa thì bắc xuống. Nước sắc được lọc bã rồi uống ngay khi còn ấm sẽ giúp bụng giảm cơn đau quặn.
- Cải thiện chức năng hệ tiêu hóa
- Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng đường ruột và sức khỏe con người. Vì thế hãy cùng học bài thuốc hỗ trợ thúc đẩy sức khỏe hệ tiêu hóa từ ngô thù du để triệu chứng này được đẩy lùi.
- Hoàng liên, mộc hương cùng ngô thù du được cân lên với trọng lượng 1 gam, 2 gam, 2 gam theo đúng thứ tự. Sau khi lấy đủ nguyên liệu thì tán tất cả thành bột mịn. Với liều lượng này sẽ chia làm 3 lần uống trong ngày. Mỗi lần sử dụng hãy pha bột cùng 100 ml nước ấm.
- Giảm ngứa vùng kín
- Ngứa ngáy vùng kín có thể do cơ thể bị vi khuẩn tấn công. Ngoài ra, việc suy giảm sức khỏe cũng là nguyên nhân khiến nấm và các vi khuẩn gây hại làm mẩn ngứa vùng kín dữ dội khó chữa.
- Để giảm ngứa ngáy khó chịu vùng kín hãy lấy nước sắc ngô thù du rửa trực tiếp. Vì rửa nên liều lượng không cần phải cân chính xác như khi uống. Đồng thời cần chú ý thực hiện việc rửa đều hàng ngày và trước khi đi ngủ để đảm bảo công dụng của thuốc.
- Chữa đau nhức răng
- Bệnh về răng miệng luôn khiến cho nhiều người cảm thấy tự ti và ảnh hưởng đến ăn uống sinh hoạt nghiêm trọng nếu không kịp thời điều trị. Để chữa các chứng đau nhức răng cần có 100 gam ngô thù du kết hợp với 1 lít rượu trắng.
- Lấy bình thủy tinh vệ sinh sạch sẽ sau đó xếp ngô thù du đã qua sơ chế vào bình. Sau khi xếp ngô thù du xong thì từ từ đổ rượu lên. Ngâm ngô thù du trong rượu khoảng một tuần ở nơi thoáng mát và đảm bảo miệng bình được đậy kín. Sau khi hỗn hợp đạt tiêu chuẩn thì lấy mỗi lần ra 30ml ngậm súc miệng và nhổ đi.
- Trị viêm loét miệng
- Viêm loét miệng sẽ ảnh hưởng đến vị giác, thêm vào đó răng miệng là vùng ẩm ướt nên việc hồi phục vết thương khá lâu. Đồng thời khi bị thương có nhiều vi khuẩn xâm nhập dễ gây nhiễm trùng và ảnh hưởng nặng đến hệ miễn dịch.
- Khi bị loét miệng hãy dùng ngô thù du bột trộn với giấm thành một dạng hồ. Bỏ hỗn hợp vào vải bó lên huyệt dũng tuyền. Bạn có thể nhờ đến trợ giúp từ bác sĩ nếu không thể xác định chính xác vị trí của huyệt dũng tuyền. Trong ghi chép, huyệt dũng tuyền nằm ở khoảng 1⁄3 phía trước lòng bàn chân. Hãy kiên trì bó trong 24 giờ để điều trị.
- Xử lý vết chàm
- Chuẩn bị 40 gam ngô thù du đã trải qua chế biến và sao khô cùng 8 gam lưu hoàng và 30 gam mai mực. Sau khi cân đo đúng thành phần nguyên liệu tiến hành tán nhuyễn tất cả thành bột mịn. Nếu vết chàm là chàm ướt thì bôi bột khô lên vị trí của vết chàm đó. Khi thực hiện, bạn nên hỏi thêm hướng dẫn từ bác sĩ để biết các nguyên liệu khác bổ sung cho hợp lý. Đối với chàm khô sẽ thêm dầu mù u hay bột thầu dầu bôi 2 ngày / lần. Sau khi bôi thuốc xong băng lại bằng miếng băng mỏng để thuốc thẩm thấu và phát huy công dụng.
- Xử lý đau bụng kinh hiệu quả
- Đau bụng kinh là một triệu chứng phổ biến ở phụ nữ cần được xử lý. Đối với những cơn đau dữ dội không giảm, bạn cần chuẩn bị 12 gam đẳng sâm, 8 gam quế chi, 8 gam a giao, 8 gam bán hạ chế, 8 gam gừng, 12 gam ngô thù du, 8 gam xuyên khung, 8 gam chích cam thảo, 8 gam đan bì, 8 gam mạch môn, 8 gam đương quy và 8 gam bạch thược.
- Sau khi cân đong đủ các vị thuốc theo đúng liều thì đem sắc và lọc lấy nước uống mỗi ngày. Lưu ý mỗi ngày chỉ uống một thang không nên lạm dụng hay uống nhiều để tránh xuất hiện tác dụng phụ.
- Ngô thù du điều kinh
- Rối loạn kinh nguyệt là một triệu chứng không tốt ảnh hưởng đến nội tiết và sức khỏe. Để ổn định điều hòa bạn hãy tham khảo bài thuốc sau: 12 gam thục địa, 12 gam ngải cứu, 16 gam đẳng sâm, 8 gam ngô thù du, 8 gam thạch xương bồ, 8 gam trần bì, 8 gam đương quy, 8 gam bạch thược, 8 gam xuyên khung.
- Các nguyên liệu cân đo đủ với lượng cần thì sắc cùng 1 lít nước nhưng khống chế lửa nhỏ và đun khoảng 10 phút. Nước sắc sau khi lọc bã thì chia làm nhiều lần uống nhưng đảm bảo dùng khi còn ấm. Và mỗi ngày chỉ nên sắc một thang để sử dụng.
- Sử dụng thuốc trị nôn do tỳ vị hàn
Lưu ý sử dụng ngô thù du khi chữa bệnh
- Trong một số nghiên cứu cho rằng ngô thù du có độc tố tuy nhiên hiện tại điều đó vẫn chưa gây trở ngại gì nên bạn cần lưu ý sử dụng đúng cách để dược liệu này phát huy tác dụng với sức khỏe. Nếu quá liều có thể sẽ khiến kích thích dây thần kinh.
- Dùng vị thuốc ngô thù du liều cao không hề có tác dụng tốt với sức khỏe có thể làm rối loạn thị giác hay xuất hiện chứng hoang tưởng. Nếu bạn bị âm hư cùng với nhiệt thì không nên sử dụng dược liệu này.
- Trên đây là thông tin, tác dụng của ngô thù du dược liệu cho các bạn tham khảo. Nếu muốn tìm hiểu kỹ cũng như sử dụng vị thuốc ngô thù du bạn hãy báo cho bác sĩ đang trực tiếp nắm rõ bệnh án của bản thân để được hỗ trợ và chỉ dẫn cách dùng phát huy hiệu quả tối đa.