Ngũ sắc

Ngũ sắc ( Trâm ổi) là gì?

  • Cây trâm ổi là một loại cây bụi thân nhỏ có chiều cao khoảng từ 1-2m hoặc có thể cao hơn tùy vào sự điều chỉnh của người trồng và điều kiện sống. Thân cây hình vuông, trên bề mặt có nhiều lông nháp và cả gai mọc quặp xuống dưới. Toàn thân cây hoa ngũ sắc tỏa ra một mùi hăng đặc trưng.

----------------------------------------------------

Thành phần hóa học của cây ngũ sắc

  • Lá: Trong lá tươi của cây ngũ sắc mới phát triển chứa 0,2% tinh dầu. Ở thời kỳ ra hoa, lá còn có thêm các chất lantaden và lantanin chiếm 0,31- 0,68%.
  • Hoa khô: Chứa tinh dầu ( 0,07%), terpen bicyclic (8%), L-a-phelandren ( 10 – 12%).
  • Vỏ cây: Lantanin ( một dạng alcaloid) 0,08%

Tác dụng của cây ngũ sắc

  • Theo y học cổ truyền
    • Theo Đông y, lá Ngũ sắc có vị đắng, tính mát, hôi, hơi có độc; hoa có vị ngọt, tính mát; rễ có vị dịu, tính mát. Cây được dùng để điều trị nhiều loại bệnh như
    • Rễ cây có công dụng giải nhiệt, hạ sốt, trừ thấp và được dùng để điều trị bệnh phong thấp, đau xương, quai bị, sốt cao kéo dài, chấn thương.
    • Lá cây ngũ sắc có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, được dùng để điều trị các vết thương chảy máu giúp cầm máu, các bệnh về da như ngứa da, lớt da, viêm da, chàm, ghẻ lở, thấp khớp…
    • Hoa giúp trị nóng trong, chữa ho ra máu, cao huyết áp, bệnh lao phổi…
  • Theo y học hiện đại
    • Chiết xuất từ đài hoa ngũ sắc có tác dụng ngăn chặn các cơn co thắt ở cơ trơn, giúp các cơ trong tử cung co giãn.
    • Chiết xuất đài hoa làm giảm huyết áp và hoạt động như một chất kháng sinh, giúp điều trị viêm họng, giảm ho, làm giảm khả năng hoạt động của một số vi nấm.
    • Đài hoa và lá cây trâm ổi giúp kích thích tiểu tiện, thông tiểu, nhuận gan
    • Chiết xuất polysaccharit từ nụ hoa có tác dụng ức chế sự phát triển của u
    • lantanin trong vỏ nấm có công dụng hạ nhiệt cho cơ thể.

Bài thuốc từ cây ngũ sắc

  • Một số bài thuốc quan trọng từ cây ngũ sắc bạn có thể tham khảo:
    • Điều trị cảm sốt: 15g hoa ngũ sắc tươi, rửa sạch và sắc với 200ml nước, lấy 50ml uống hết trong 1 lần. Uống 5 ngày liên tục sẽ có hiệu quả
    • Chữa viêm da: Lấy 1 năm hoa ngũ sắc rửa thật sạch, ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút để khử khuẩn, Sau đó đem giã nhuyễn, cchieets lấy nước cốt và thoa lên vùng da bị viêm. Thực hiện mỗi ngày 2-3 lần
    • Điều trị bệnh viêm da mẩn ngứa: 100-200g cành và lá tươi cây trâm ổi, đem rửa sạch và nấu với 1-2 lít nước. Để nước nguội rồi lấy ngâm rửa vùng bị bệnh. Thực hiện mỗi ngày 3 lần. Có thể pha thêm nước sạch để dùng như nước tắm nếu vùng da bị mẩn ngứa lớn.
    • Kháng viêm, điều trị cảm sốt, quai bị: 30g cây ngũ sắc tươi hoặc 15 g khô (lấy cả cành, lá và hoa) đem sắc kỹ lấy 300ml nước đặc, chia thành 2 lần uống trong ngày. Uống đều đặn mỗi ngày cho đến khi bệnh được trị dứt điểm.
    • Điều trị kết hạch ở phổi, ho ra máu, lao phổi: Lấy 20g hoa ngũ sắc tươi hoặc 8g hoa khô rửa sạch, cho vào ấm cùng với 3 bát nước rồi nấu. Lúc sôi vặn nhỏ lửa sắc đến khi cạn còn 1 nửa. Chia thành 3 lần uống vào 3 buổi trong ngày.
    • Điều trị viêm da, chàm, mụn nhọt: Lấy 1 nắm lá cây trâm ổi tươi nấu với lượng nước vừa đủ rồi dùng  để rửa ngoài khu vực bị thương. Thực hiện 3 lần/ngày để giảm các triệu chứng.
    • Cầm máu, sát khuẩn, trị vết thương nhỏ ngoài da: Dùng lá và hoa ngũ sắc cùng với gừng theo tỉ lệ 3:1, phơi khô và tán nhuyễn thành bột mịn cất dùng dần. Khi dùng thì lấy 1 lượng nhỏ bột thuốc rắc lên chỗ bị thương rồi băng lại bằng băng gạc y tế. Thay bằng mỗi ngày đến khi miệng vết thương khô lại.
    • Điều trị đau nhức xương khớp ở các chi: 15g rễ trâm ổi khô, rượu trắng. Tất cả đem nấu với nửa nước nửa rượu trong 60 phút. Sau đó ăn 1 quả trứng vịt màu xanh luộc và uống với nước.
    • Giải cảm, chữa cảm cúm, quai bị: 30-50g rễ cây ngũ sắc khô, đem rửa và sắc với nước rồi chia thành 3 lần uống trong ngày. 

Lưu ý khi sử dụng cây ngũ sắc chữa bệnh

  • Tránh nhầm lẫn giữa hoa ngũ sắc với cây cỏ ngũ sắc (cây cỏ hôi, hoa cứt lợn)
  • Không dùng lá cây trâm ổi ở liều cao liên tục nhiều ngày vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo không dị ứng với bất kỳ thành phần nào của cây thuốc này.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat với Dược Sĩ