Ngưu nhĩ phong
Ngưu nhĩ phong là gì?
- Ngưu nhĩ phong có tên khoa học là Daphniphyllum calycinum Benth thuộc Họ Vai - Daphniphyllaceae. Ngoài ra, cây còn có một số tên khác như cây vai, vai trắng, nhà can và giao phương mộc.
----------------------------------------------------
Thành phần hóa học
- Trong hạt của cây ngưu nhĩ phong có chứa một số thành phần hóa học như:
- Chứa 38.6% dầu
- 1.2% alkaloid
- Daphnicalin
- Daphnicamin
- Axit fumaric
- Axit succime
Tác dụng của ngưu nhĩ phong
- Theo y học cổ truyền
- Theo Đông y, rễ và lá của cây ngưu nhĩ phong có vị đắng, cay, tính bình. Cành của cây có vị ngọt. Rễ cây có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giúp hoạt huyết. Cành lá có tác dụng tiêu thũng, khu phong, chỉ thống.
- Theo y học hiện đại
- Có tác dụng kháng khuẩn: Ngưu nhĩ phong có axit fumaric và axit succime cho nên nó có tác dụng kháng khuẩn yếu. Nếu sắc rễ cây uống sẽ giúp chữa viêm họng, sưng amidan, viêm ruột và mụn nhọt sưng lở.
Một số tác dụng khác theo kinh nghiệm dân gian
- Theo kinh nghiệm dân gian, rễ và lá ngưu nhĩ phong được dùng để:
- Rễ cây dùng để giải độc trong các trường hợp chữa rắn cắn.
- Có tác dụng trị cảm sốt, ho ra máu, đòn ngã sưng đau, gãy xương.
- Trị nhiệt tả, lao phổi.
- Cành lá thường được dùng để cầm máu chữa vết thương, sưng vú, phong thấp đau xương.
- Chữa trị viêm đại tràng mãn tính.
- Quả dùng chữa trị lỵ mạn tính.
Một số vị thuốc từ ngưu nhĩ phong
- Bài thuốc dùng rễ ngưu nhĩ phong làm thuốc giải độc chữa rắn cắn: Lấy rễ tươi rửa sạch rồi đem giã nát. Cho thêm nước vào lọc lấy nước cốt uống. Lấy bã đắp lên vết thương để làm thuốc giải độc.
- Bài thuốc dùng chữa trị cảm sốt, ho, viêm họng, viêm amidan, viêm ruột: Lấy 12 - 20g rễ đã phơi khô thái mỏng đem sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml. Lấy nước thuốc để chia làm 2 lần uống trong ngày. Hoặc có thể lấy rễ ngưu nhĩ phong dùng tươi đem nhai nuốt nước dần dần.
- Bài thuốc dùng chữa ho ra máu: Đem sắc rễ ngưu nhĩ phong cùng với rễ cây găng vàng để làm thuốc uống.
- Bài thuốc dùng chữa băng huyết ở phụ nữ: Dùng lá ngưu nhĩ phong tươi đem giã nát rồi thêm nước vào lọc lấy nước để uống làm thuốc cầm máu và chữa băng huyết.
Lưu ý khi sử dụng ngưu nhĩ phong
- Không sử dụng vị thuốc ngưu nhĩ phong cho phụ nữ mang thai.
- Chưa có thông tin rõ ràng chứng thực về độ an toàn của loại dược liệu ngưu nhĩ phong. Do đó, tuyệt đối không được dùng thuốc bừa bãi để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.